Bài 13. Làng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàn | Ngày 07/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 61. Làng (Kim Lân)
I-D?c - chỳ thớch
1. Tác giả:
- Kim Lân ( 1920 - 2007).
- Quê: Làng Phù Lưu- Tiên Sơn-
Bắc Ninh.
- Là nhà văn am hiểu về nông thôn
và gần gũi với đời sống người nông
dân.
- Sở trường của ông: Truyện ngắn.
- Giọng văn : Tự nhiên mà tinh tế.

Tiết 61. Làng (Kim Lân)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ 1948.
- Thể loại: Truyện ngắn.
3. Chú thích: SGK trang 172 – 173
4. Tóm tắt văn bản:
+ Gia đình ông Hai tản cư lên Hiệp Hoà. Ông nhớ làng, ông khoe về làng.
+ Khi nghe tin làng ông theo việt gian, ông đau đớn tủi hổ.
+ Khi nghe tin cải chính, ông vui sướng, hạnh phúc. Ông khoe khắp làng Tây nó đốt nhà ông.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây.
- Đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai.
- Khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm”.
=> Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
a. Tâm trạng của ông Hai khi ở nơi tản cư.
Luôn nhớ về làng chợ Dầu.
Thường xuyên theo dõi tin tức về làng, về kháng chiến.
2. Diễn biến tâm lí của ông Hai:
-> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
+ Ở phòng
thông tin.
Một em nhỏ xung phong bơi ra
giữa hồ Hòan Kiếm cắm Quốc
kì lên Tháp Rùa .
Đội nữ du kích Trưng Trắc bắt sống một tên quan hai bốt .
Anh trung đội trưởng giết được
bảy tên giặc.
a. Tâm trạng của ông Hai khi ở nơi tản cư.
Luôn nhớ về làng chợ Dầu.
Thường xuyên theo dõi tin tức về làng, về kháng chiến.
2. Diễn biến tâm lí của ông Hai:
-> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
=> Niềm vui tự hào của người nông dân trước thành quả của cách mạng của làng quê.
b.Khi nghe tin làng theo giặc:
- Cổ nghẹn đắng ,da mặt tê rân rân ,lặng đi tưởng như không thở được ,một lúc mới nói è è,giọng lạc hẳn đi…

- Vô cùng tủi thân, xấu hổ đau đớn đến tê tái trong lòng.
- Về nhà:
+ Nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông giàn ra
+ Ngờ ngợ không tin, kiểm điểm từng người trong óc.
+ Lo lắng đến việc làm ăn, buôn bán, chỗ ở ,chân tay ông nhủn ra, trống ngực đập thình thịch khi nghe tiếng mụ chủ nhà.
+ Xấu hổ nhục nhã ,thương con, thương mình.
+ Đành cay đắng chấp nhận sự thật nhục nhã ,giày vò tâm trí ông .
-> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên đau xót, tủi hổ trong ông
+ Dắn đo: Hay là quay về làng?
+ Phản đối: Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
+ Quyết định: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
- Mấy ngày sau đó.
-> Tình yêu nước rộng hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê nhưng không vì thể mà bỏ tình cảm với làng nên càng đau xót, tủi hổ.
- Khi tâm sự với đứa con
+ Bế tắc, rối bời.
+ Nỗi lòng sâu xa với quê hương đất nước,với kháng chiến
-> Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng.
c. Khi nghe tin xấu được cải chính:
Vui sướng báo tin làng mình bị Tây đốt để chứng minh cho lòng ông trong sạch.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK trang 174
Vì sao nhan đề của truyện là " Làng" mà không phải là "Làng chợ Dầu" hay "Làng Dầu" ?
- Nhan đề Làng có sức khái quát, chứ không chỉ một làng quê cụ thể.
- Tình yêu làng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp mà nhân vật ông Hai là một điển hình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)