Bài 13. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Lê Loan | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

-Số chữ/ câu: tám chữ
Số dòng : không hạn định.
Ngắt nhịp :linh hoạt, đa dạng
- Gieo vần: chân liên tiếp hoặc chân gián cách.
1. Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ? Cho ví dụ minh họa?
VD: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Kiểm tra bài cũ










ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.

TIẾT 64/ LV:
I. Tìm hiểu bài:
1. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
* Xét VD Sgk/170,171. Đoạn trích “Làng”- Kim Lân
* Hoạt động thảo luận :
- Nhóm 1: Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nàocho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi.
- Nhóm 2: Câu “Hà, nắng gớm vê nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích có câu nào kiểu này không ? Hãy chỉ ra câu đó?
- Nhóm 3: Những câu như “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ơ điểm a,b.
- Nhóm 4 : Các hình thức diễn đạt ở trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Chúng giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
a/ Hình thức đối thoại:-Có ít nhất hai phụ nữ đang trò chuyện
- Dấu hiệu: 2 lượt lời, đánh dấu bằng gạch đầu dòng
=> Đối thoại.
b/- Lời ông Hai nói với chính mình
- Dấu hiệu: Có dấu gạch ngang trước lời thoại, không có mgười tiếp nhận cụ thể.
Độc thoại=> Độc thoại thành lời.

c/ - Ông hai đang tự nói thầm với chính mình, không phát ra lời.
- Dấu hiệu : Không có dấu gạch đầu dòng.
=> Độc thoại nội tâm.
d/ Tác dụng: + Khắc họa rõ nét tâm trạng, tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện sinh động hơn.
+ Tạo được không khí thật cho câu chuyện.
? So sánh đoạn văn sau với đoạn trích SGK rồi nhận xét
Ông lão ngồi trong quán nước nghe người ta bàn tán về cái làng Việt gian của lão. Lão buồn lắm, vờ đứng dậy lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo ông. Ông nghe rõ cái giọng lanh lảnh của người đàn bà cho con bú đang chửi cái giống Việt gian bán nước. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Ông thương chúng còn nhỏ mà bị coi là Việt gian bị rẻ rúng, bị hắt hủi. Càng thương con ông càng tức cái bọn Việt gian bán nước.

*Đoạn trích SGK/ 170,171
Lời thoại (người ta bàn tán): Mỗi người một ý =>Tạo không khí thật, sinh động.
Lời độc thoại của ông Hai: Khắc sâu được tình cảm, tâm trạng của lão: bứt rứt, buồn bực, tức tối…
*Đoạn trích tóm tắt
- Không có lời đối thoại và độc thoại nên thiếu không khí trò chuyện của các nhân vật
- Không khắc sâu được tâm trạng và tình cảm của nhân vật ông Hai.


Các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm rất quan trọng trong văn tự sự.
? Tóm lại, em hiểu thế nào là đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm? Các yếu tố trên có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
2. Ghi nhớ : SGK/ 172.
2. Ghi nhớ : SGK/ 172
I. Tìm hiểu bài:
* Xét VD Sgk/170,171. Đoạn trích “Làng”- Kim Lân
1. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
II. Luyện tập:
Bài 1 :Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích SGK/ 172,173
Bài 2 : Viết đoạn văn vận dụng.
Bài 1:

a/ Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời:
- Này, thầy nó ạ?
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Tôi thấy người ta đồn…
Muốn hỏi nhưng còn ngần ngại, không dám hỏi vì sợ ông Hai giận, buồn.
b/ Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời:
(im lặng)
Gì?
Biết rồi!
Thái độ miễn cưỡng, bất đắc dĩ phải trả lời
Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ.
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích SGK/ 172,173
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học kĩ ghi nhớ, làm lại bài tập 2 Sgk/179
Soạn bài “Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”
+Chuẩn bị kĩ đề cương cho đề 1, đề 2, đề 3 Sgk/ 179
+ Tập viết văn bản cho đề 1, chuẩn bị nói trước lớp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)