Bài 13. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Chia sẻ bởi Bùi Thị Liệu | Ngày 07/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP.
Giáo viên : Bùi Thị Liệu
KIỂM TRA MIỆNG
Trong văn bản tự sự, để người đọc( người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật phải làm gì?
Trong văn bản tự sự, để người đọc( người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
Đáp án:
Tiết 64 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Đọc đoạn trích sau :
Có người hỏi :
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? . . .
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế !
Ông Hai trả tiền nước, đứng đậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to :
- Hà , nắng gớm , về nào . . .
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú :
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát .

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà .
Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau .
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . . . Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này .
( Kim Lân , Làng )
TiẾT 64 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Trong 3 câu trên, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
Lời của những người tản cư nói với nhau.Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.
Dấu hiệu nào cho biết đó là một cuộc trao đổi qua lại?
Dấu hiệu có 2 lượt người qua lại
Lượt 1: - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
Lượt 2: - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
+ Có 2 gạch đầu dòng ở 2 lượt lời.
Có người hỏi (1)
- Sao bảo làng Chợ Dầu
tinh thần lắm cơ mà ?. . (2)
- Ấy thế mà bây giờ đổ
đốn ra thế đấy! (3)
Tiết 64: ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Vậy, thế nào là đối thoại ?
1/ Đối thoại là hình thức đối
đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp(mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
Điều kiện để cuộc đối thoại diễn ra là gì?
+ Phải có hoàn cảnh giao tiếp.
+ Phải có sự hiện diện của người tham gia giao tiếp
( 2 người trở lên)
+ Giữa 2 người phải có nhu cầu trao đổi thông tin.
Câu này ông Hai nói với ai ? Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao ?
Đây không phải là câu đối thoại vì không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan đến chủ đề mà 2 người đàn bà đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại. Đây chỉ là một câu nói bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui.
Ông Hai nói với
chính mình .
Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không?
Câu này, ông Hai nói với ai?
Nói với ai đó(bọn Việt gian) trong
tưởng tượng.
- Hà, nắng gớm , về nào…
- Chúng bay ăn miếng cơm …nhục nhã thế này.
- Hà, nắng gớm , về nào…
- Hà, nắng gớm , về nào…
Ông Hai nói với
chính mình .
Nói với ai đó(bọn Việt gian) trong
tưởng tượng.
- Hà, nắng gớm , về nào…
- Chúng bay ăn miếng cơm …nhục nhã thế này
- Hà, nắng gớm, về nào…
- Chúng bay ăn miếng cơm …nhục nhã thế này
Dấu hiệu nhận biết của 2 câu trên?
- Có gạch đầu dòng trước lời nói.
- Nói thành lời
Cách diễn đạt như trên có tác dụng như thế nào?
Có tác dụng khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, tủi hổ; lòng căm giận sâu sắc của ông Hai đối với những kẻ đang tâm theo giặc.
Hai câu trên là độc thoại, vậy độc thoại là gì?
Dờm nay m? khụng ng? du?c. Ng�y mai l� ng�y khai tru?ng l?p M?t c?a con.M? s? dua con d?n tru?ng, c?m tay con d?t qua cỏnh d?ng,r?i buụng tay m� núi "Di di con, hóy can d?m lờn, th? gi?i n�y l� c?a con,bu?c qua cỏnh cụng tru?ng l� m?t th? gi?i kỡ di?u s? m? ra"
(C?ng tru?ng m? ra - Lớ Lan)
Đọc bài tập sau
Tiết: 64 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1/ Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
(mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
2/ Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời, phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
Điều kiện nào để độc thoại xảy ra?
Phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu bộc lộ nội tâm.
Những câu như “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư?Khốn nạn
bằng ấy tuổi đầu...”
Là những câu ai hỏi ai? Thể hiện điều gì?
Ông Hai tự hỏi chính mình diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Thể hiện tâm trạng xót xa của ông khi nghĩ về những đứa con nhỏ bé, vô tội của mình sẽ bị mọi người xa lánh, hắt hủi…
Nhận xét gì về hình thức của các câu hỏi này, có gì khác so với lời đối thoại và độc thoại trước đó?
Không có gạch đầu dòng, những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ tình cảm của ông Hai.
Chúng là những câu độc thoại nội tâm. Vậy, độc thoại nội tâm là gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trong giờ kiểm tra Toán- Hà gọi tôi
- Hồng ơi! Xong bài chưa? Cho mình xem với. Tôi trả lời: “ Cậu tự làm đi”.Nói rồi tôi tập trung làm bài. Hồng gọi tôi vài ba lần nữa nhưng tôi im lặng. Thực lòng tôi muốn Hồng vươn lên bằng khả năng của mình. Tan buổi học. Hà gặp tôi rồi giận dỗi: “ Bảo đưa bài cho tôi sao bạn không đưa? Đồ ích kỉ!”. Dứt lời Hà bỏ đi chỗ khác. Còn tôi…

( Tôi đứng lại một mình với bao cảm xúc khó tả. Tại sao Hà lại giận mình nhỉ? Mình làm thế là tốt cho Hồng mà. Hà ơi! Rồi bạn sẽ hiểu mình.)
Tiết 64 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1/ Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
( mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
2/ Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
3/Độc thoại nội tâm :
Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là
nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
Vậy trong đoạn trích trên, ngôn ngữ nhân vật có những hình thức diễn đạt nào ? Tác dụng ?
*Các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm .
Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của ông Hai. Qua đó khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc … góp phần khắc họa thành công tính cách nhân vật : giàu lòng tự trọng, nhạy cảm, dễ xúc động…
Em hãy cho biết trong văn bản tự sự yếu tố đối thoại,
độc thoại và độc thoại nội tâm có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nhân vật, cũng như trong việc thể hiện không khí cuả câu chuyện?
- Làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật
- Thể hiện nhân vật, đi sâu vào nội tâm, góp phần giúp chúng ta hiểu rõ tính cách nhân vật.
- Câu chuyện sinh động.
Tiết 63 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1/ Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
( mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
2/ - Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
3/Độc thoại nội tâm :
Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là
nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
*Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
Ii
II/ Ghi nhớ: (SGK)
THẢOLUẬN
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có gì giống và khác nhau?
@ D?i tho?i, d?c tho?i:
-Gi?ng nhau:
+L� nh?ng phỏt ngụn c?a nhõn v?t trong tỏc ph?m..
+Thu?ng cú g?ch d?u dũng ? nh?ng lu?t tho?i.
-Khỏc nhau:
+ D?c tho?i: Khụng hu?ng v? ch? d? giao ti?p, khụng hu?ng v? m?t ai...
+ D?c tho?i n?i tõm: Di?n ra trong suy nghi c?a nhõn v?t v� khụng phỏt th�nh l?i..
+ D?i tho?i : Hu?ng v? ch? d? giao ti?p.
Bảng tổng hợp
Tiết 64 : ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1/ Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
( mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng.
2/ Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
3/Độc thoại nội tâm :
Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là
nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
III/ Luyện tập:
II/ Ghi nhớ: (sgk):
Nối nội dung của ô bên phải vơí thuật ngữ ở ô bên trái sao cho phù hợp theo bảng dưới đây:
- L?i b� Hai
- L?i ụng Hai
- Này, thầy nó ạ.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Tôi thấy người ta đồn...

- Gì?...
- Biết rồi !
Tác dụng: Cuộc đối thoại này diễn ra không bình thường vì có ba lượt lời trao nhưng chỉ 2 lời đáp. Thái độ bà Hai còn rè khi muốn chia sẻ cùng chồng. Ông Hai buồn chán tâm trạng của ông từ chỗ không muốn trả lời, đến gắt gỏng vô cớ nhằm bày tỏ tâm trạng bực bội, đau khổ của ông Hai khi nói đến chuyện làng Chợ Dầu theo Tây  yêu làng tha thiết .
Bài: 1/178
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm .
Bài tập số 2/178

Hụm qua Nga khụng di h?c. Tụi khụng bi?t dó cú chuy?n gỡ x?y ra. Tan h?c, tụi li?n ghộ qua nh� Nga d? tỡm hi?u lớ do. Tụi d?n v� g?p Nga, th?y m?t Nga sung hỳp lờn. Tụi li?n h?i:
_ Sao c?u khụng di h?c? Cú chuy?n gỡ x?y ra v?i c?u v?y?
Nga dỏp trong nu?c m?t:
_ B? m? t? s?p li d? nhau.
Nghe v?y, tụi d?ng viờn an ?i Nga r?i v? k?o m? d?i. Trờn du?ng v? nh�, tụi v?a di v?a nghi, t?i nghi?p cỏi Nga quỏ! Bõy gi? ch? em nú s? s?ng nhu th? n�o nh?? Cú khi n�o hai ch? em Nga s? chia nhau ra gi?ng nhu Th�nh v� Th?y trong "Cu?c chia tay c?a nh?ng con bỳp bờ" khụng? C�ng nghi, tụi l?i c�ng th?y thuong cho ch? em Nga. T? dung tụi th?t lờn:
_ T?i nghi?p chi em Nga quỏ!


Bài tập 2
Tổng kết:

* Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc ghi nhớ sgk/178.
- Hoàn thành bài tập 2.
- Sưu tầm thêm một số đoạn thơ, đoạn văn… có sử dụng các hình
thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài mới: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả
nội tâm.
- Đọc các đề trong sgk/179.
- Lập dàn bài cho các đề đó.
- Nhìn vào dàn bài, tập nói trước ở nhà, đến lớp trình bày trước tổ và lớp.
Phân công chuẩn bị:
- Đề 1: Nhóm 1 – 4
- Đề 2: Nhóm 2
- Đề 3: Nhóm 3
Hướng dẫn học tập:
Kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ.
Chúc các em học tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Liệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)