Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Hoàng | Ngày 27/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài soạn Vật lý 9
1
Tháng 10 năm 2009
Học, học nữa, học mãi
(Lê Nin)
Trường THCS Lê Quý Đôn
BÀI DẠY VẬT LÝ 9
Bài soạn Vật lý 9
2
Ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện?
Viết các dạng của công thức tính công suất điện?
KIỂM TRA BÀI CŨ
HỎI
ĐÁP ÁN
Công thức tính công suất điện:
Số vôn ghi trên các dụng cụ điện cho ta biết hiệu điện thế định mức của thiết bị. Nghĩa là khi đặt vào nó một hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức thì nó hoạt động bình thường và công suất hoạt động bằng công suất ghi trên dụng cụ điện (công suất định mức)
Bài soạn Vật lý 9
3
Bài 13
ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Tuần 7- Tiết 13
I. ĐIỆN NĂNG
1. Dòng điện có mang năng lượng
C1
+ Dòng điện thực hiện công cơ học trong các hoạt động của .....................
+ Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong các hoạt động của .....................
Quan sát hình 13.1 và điền vào các ý sau:
máy khoan, máy bơm nước
mỏ hàn, bàn là và nồi cơm điện
Vậy dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, cũng như có khả năng làm thay đổi nhiệt năng của các vật. Năng lượng này gọi là điện năng
Bài soạn Vật lý 9
4
2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Hãy ghi các dạng năng lượng được biến đổi từ điện năng trong các dụng cụ trong bảng dưới đây
C1
Nhiệt năng và năng lượng ánh sáng
Năng lượng ánh sáng và nhiệt năng
Nhiệt năng và năng lượng ánh sáng
Cơ năng và nhiệt năng
Bài soạn Vật lý 9
5
Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống (...) sau
C3
Bóng đèn dây tóc và đèn LED năng lượng có ích là ...... phần năng lượng .............. là nhiệt năng
Nồi cơm điện và bàn là năng lượng có ích là ........ phần năng lượng vô ích là ........ (nếu có)
Quạt điện, máy bơm nước năng lượng có ích là ....... phần năng lượng vô ích là ........ (nếu có)
ánh sáng
vô ích
nhiệt năng
ánh sáng
cơ năng
nhiệt năng
3. Kết luận
Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng khác là năng lượng có ích và năng lượng vô ích
Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng
Bài soạn Vật lý 9
6
II. CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
1. Công của dòng điện
Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành năng lượng khác.
2. Công thức tính công của dòng điện
C4
Công suất P đặc trưng cho tốc độ thực hiện công và có trị số bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian: P = A/t trong đó A là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
C5
Từ C4 suy ra A = P t. Mặt khác P = UI. Do đó A = UIt
Vậy ta có công thức tính công của dòng điện A = UIt
Trong đó: U đo bằng vôn (V) I đo bằng ampe (A) t đo bằng giây (s) A đo bằng Jun (J) 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s
Ngoài ra công còn đo bằng kilôoát giờ (kW.h) 1kW.h = 1000W.3600s = 3 600 000J = 3,6.106J
Bài soạn Vật lý 9
7
3. Đo công của dòng điện
Người ta đo công của dòng điện bằng công tơ điện
C6
Bảng ghi số đếm của công tơ điện của một số dụng cụ điện
Vậy mỗi số đếm của công tơ ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1 kW.h
Bài soạn Vật lý 9
8
III. VẬN DỤNG
C7
Bóng đèn đã sử dụng lượng điện năng là:
A = 0,075.4 = 0,3 kW.h
C8
Lượng điện năng mà bếp điện đã sử dụng là:
A = 1,5 kW.h = 5,4.106J
Công suất của bếp điện là:
P = 1,5/2 kW = 0,75 kW = 750 W
Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là:
I = P /U = 750/220 = 3,41A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)