Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Minh Châu | Ngày 27/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TỔ VẬT LÝ - CN - TIN HỌC
TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU
Niên học : 2005 - 2006
Chào mừng quý Thầy Cô cùng các em học sinh cùng đến dự
TIẾT HỘI GIẢNG VẬT LÝ
TIẾT DẠY MÔN VẬT LÝ 9
Chương ĐIỆN HỌC
ĐIỆN NĂNG -
CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Người dạy : Nguyễn Tấn Lập
Lớp dạy : 9 A4
Bài 13:
Viết công thức và đơn vị tính công suất điện ? Từ đó vận dụng giải câu a) của BT 12.5 / SBT.
Công thức : P = U. I
Trong đó : U (V) : Hiệu điện thế ; I (A) : Cường độ
dòng điện ; P (W ) : Công suất điện.
Trả lời
Giải BT 12.5 : Nồi cơm điện ghi 220V - 528W
Tính cường độ dòng điện định mức của nồi :
Cường độ dòng điện định mức qua nồi cơm điện
tính theo công thức :
Iđm = Pđm : Uđm = 528 : 220 = 2,4 (A).
Kiểm tra bài cũ
*Tình huống :
Khi ta sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, chúng sinh ra các dạng năng lượng nào ? Những dạng năng lượng này do đâu mà có ?
Hàng tháng, mỗi nhà đều phải trả tiền điện.
Người ta tính tiền điện dựa theo công suất điện hay công của dòng điện ?
Tiết 13:
Bài 13:

ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I-) ĐIỆN NĂNG :
-Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào ?
-Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào ?
* Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của mỏ hàn điện, nồi cơm điện và bàn là điện.
* Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của máy khoan, máy bơm nước.
C1 :
1- Dòng điện có mang năng lượng :
Dòng điện có năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công hoặc có thể làm thay đổi nhiệt năng của các vật .
Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng .
2) SỰ CHUYỂN HOÁ ĐIỆN NĂNG THÀNH CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG KHÁC :
Khi hoạt động, các dụng cụ điện sau đây đã biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng nào ?
C2 :
Bóng đèn dây tóc
Nhiệt năng , quang năng
Đèn LED
Nhiệt năng , quang năng
Nồi cơm điện, bàn là điện
Nhiệt năng
Quạt điện, máy bơm nước
Cơ năng, nhiệt năng
C3 :
Hãy chỉ ra trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện trong bảng trên, phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, vô ích ?
Bóng đèn dây tóc
Đèn LED
Nồi cơm điện, bàn la �( ủi ) điện
Quạt điện, máy bơm nước
Nhiệt năng
Quang năng
(hoặc nhiệt năng , tuỳ nhu cầu sử dụng)
Nhiệt năng
Nhiệt năng
Nhiệt năng
Quang năng
Cơ năng
3) Kết luận :
Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích.
Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hoá từ điện năng và phần điện năng tổng cộng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng :

H = A1/ Atp hoặc H = (A1 / A tp ).100%
II-) CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN :
1/. Công của dòng điện :
Công của dòng điện sản ra trong một đọan mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác .
Trong đó :
U là hiệu điện thế, tính bằng V .
I là cường độ dòng điện , tính bằng A.
t là thời gian dòng điện sinh công , tính bằng s.
A là công của dòng điện, tính bằng J .
A = U.I.t
2/.Công thức tính công của dòng điện:
C5 :
Ta có:
Từ các công thức tính công A => 1J = 1W.s = 1 V.A.s .
Công của dòng điện còn được tính bằng đơn vị kWh .
1 kWh = 1000W.3600s = 3,6.106 Ws = 3,6.106 J.
3-) ĐO CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN :
Trong thực tế, để đo công của dòng điện người ta dùng dụng cụ nào ?
Trong thực tế, để đo công của dòng điện người ta dùng công-tơ điện ( còn gọi là đồng hồ điện, điện kế )
0,3 kWh=
1,08. 106 J
0,5 kWh= 1,8. 106 J
0,5 kWh= 1,8. 106 J
=> Mỗi số đếm của công-tơ = 1kWh điện năng
đã sử dụng.
IV- Vận dụng :
Tóm tắt :
Đèn 220V- 75W ; U = 220V ; t = 4h.
A = ? J = ? kWh
Do đèn hoạt động bình thường ở U = Uđm = 220V nên => P = Pđm = 75 W
Điện năng mà bóng đèn đã tiêu thụ là trong 4 giờ là:
A = P.t = 75W. 4h = 300 Wh = 0,3 kWh
Khi đó, số chỉ của công-tơ tăng thêm 0,3 số.
C7 :
Cho : Vật tiêu thụ điện là bếp điện.
t = 2 h ; U = 220V ; A = 1,5 (kWh)
Tính A = ? J ; P = ? W ; I = ? A
Chỉ số đếm của công-tơ tăng thêm 1,5 số suy ra lượng điện năng mà bếp điện đã sử dụng liên tục trong 2 giờ là
A = 1,5 kWh = 1,5 . 3,6.106J = 5,4.106 J
Công suất của bếp điện là:
P = A : t
= 1,5 kWh : 2 h = 0,75 kW = 750 W
Cường độ dòng điện chạy qua bếp điện trong thời gian trên là :
P = U.I => I = P : U = 750 W : 220 V ? 3,41 A
C8 :
IV- Vận dụng :
V- Bài tập áp dụng :
1). Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công của dòng điện ?
A. A = UIt
B. A = IRt
2). Chọn đáp số đúng : Trên một bàn là điện có ghi : 220V- 1000W, sử dụng ở hiệu điện thế định mức liên tục trong 1 giờ 30 phút . Điện năng mà bàn là đã sử dụng trong thời gian trên là :
1kWh
15 kWh
66. 105 J.
1,5 kWh
A = P.t = U.I.t
3) Công thức tính công của dòng điện :
1) Điện năng là
GHI NHỚ:
Trong đó: P ( W, kW ) là công suất điện;
t ( s, h) là thời gian sử dụng điện.
4) Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công -tơ điện . Mỗi số đếm của công-tơ điện = 1kWh.
1 kWh = 3,6.106 J = 3600 kJ .
năng lượng của dòng điện.
2) Công của dòng điện là
số đo của tổng lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ để chuyển thành các dạng năng lượng khác .
1/.Đọc lại bài học, học thuộc ghi nhớ cuối bài.
Đọc mục " Có thể các em chưa biết " cuối trang 39 / SGK.
2/.Vận dụng công thức A = P.t = U.I.t và kiến thức bài học để giải các bài tập trang 20-SBT.
3/.Các em về nhà, hãy ôn lại kiến thức cơ bản của bài học 12, 13 và thử vận dụng giải các BT của bài 14, trang 40 - SGK xem chúng dễ hay khó ? .
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Hiệu suất phát sáng của đèn:
< 10%


Xin chaân thaønh caùm ôn Quùy Thaày Coâ cuøng ñeán döï tieát daïy naøy.
Kính chúc Qúy Thầy Cô vui , khỏe , đạt nhiều thành qủa tốt đẹp trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)