Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện

Chia sẻ bởi nguyễn thị mai | Ngày 26/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điện năng - Công của dòng điện thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ TẤT CẢ CÁC EM
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 7
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi:
1. Các vật như thế nào phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào phản xạ âm kém?
Đáp án:
Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt.
Các vật mềm, có bề mặt ghồ ghề phản xạ âm kém.
2. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
a/ Miếng xốp.
b/ Áo len.
c/ Tấm kim loại.
d/ Ghế đệm.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
NỘI DUNG BÀI HỌC:
MỜI CÁC EM NGHE ĐOẠN CLIP
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Các em hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào. Tuy nhiên nếu âm thanh như trong đoạn clip chúng ta vừa nghe thì nó không còn là âm thanh nữa mà đã trở thành tiếng ồn.Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, các công sở, bệnh viện, trường học… người ta phải tìm cách hạn chế bớt tiếng ồn. Vậy muốn hạn chế bớt tiếng ồn thì ta phải làm thế nào?
C1: Hình nào trong các hình sau thể hiện tiếng ồn đến mức ô nhiễm ? Vì sao em biết ?
Hình 15.1. Tiếng sấm sét
Hình 15.2. Máy khoan bê tông liên tục cạnh nơi làm việc
Hình 15.3. Họp chợ ồn ào ở gần lớp học
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
Hình 15.1.
Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
 không xem là có ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
Tiếng ồn to và kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Hình 15.3
Hình 15.2
 Có ô nhiễm tiếng ồn.
 Có ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
Kết luận:
Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn … và … ……làm ảnh hưởng xấu đến ..…………………………..của con người.
to
kéo dài
sức khỏe và sinh hoạt
Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng
ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ và hoạt động bình thường
của con người.
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn ………… và ……………………..làm ảnh hưởng xấu đến …………...........................................của con người.
to
kéo dài
sức khoẻ và sinh hoạt
Kết luận
HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
MỜI CÁC EM XEM ĐOẠN CLIP
VỀ TIẾNG ỒN TRONG GIAO THÔNG
Ở môn sinh học lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo của tai người có một bộ phận rất quan trọng đó là màng nhỉ, khi có tiếng ồn to sát bên tai như tiếng đạn bom nổ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tai, đến thần kinh của con người, màng nhỉ bị tổn thương, giãn ra, mất tính đàn hồi, khả năng khuếch đại âm thanh giảm nghe nhỏ hơn.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Câu 1: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng hét rất to sát tai.
B. Làm việc cạnh máy xay xát thóc , gạo, ngô,…
C. Nhà ở cạnh chợ.
D. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
Bảng bậc thang tiếng ồn của một vài loại phương tiện.

Câu 2: Âm nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn:
- Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao đối với người lớn tuổi.
Mà ở môn sinh học lớp 8 chúng ta đã biết:
+ Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.
+ Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên.
+ Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan.


+ Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể .Vậy huyết áp là thứ phải tồn tại đương nhiên trong cơ thể con người giống như áp lực nước trong lòng mương, ống nước.....

Mà ở môn sinh học lớp 8 chúng ta đã biết:
+ Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.
+ Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên.
+ Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan.



- Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, gây điếc tai.
Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc.
MỜI CÁC EM NGHE THÔNG TIN
VỀ TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Để hạn chế tiếng ồn bị ô nhiễm
chúng ta cần làm gì?
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Để chống ô nhiễm tiếng ồn , đặc biệt là tiếng ồn giao thông , người ta thường dùng những biện pháp sau:
1/ Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần trường học, bệnh viện. Lắp “pô” cho xe máy
2/ Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
3/ Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
4/ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua.
29

Câu 3. Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên , hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
HOẠT ĐỘNG NHÓM (2 bàn 1 nhóm):
Nhóm 1: Tác động vào nguồn âm.
Nhóm 2: Phân tán âm trên đường truyền.
Nhóm 3: Ngăn không cho âm truyền tới tai.
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Treo biển “cấm bóp còi”; yêu cầu giảm âm phát ra; …
Trồng nhiều cây xanh,…
Xây tường chắn; làm trần nhà, tường phủ dạ; đóng cửa;…..
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

HÌNH ẢNH TRỒNG CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG GÓP PHẦN LÀM GIẢM Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ở môn Công nghệ lớp 7 bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng. Các em đã biết:
Rừng ( cây xanh) có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, rừng ( cây xanh) hấp thụ khí cacbonic, thải ra khí oxi, lọc bụi trong không khí, chống xói mòn, lũ lụt,…như vậy ngoài tác dụng làm phân tán âm trên đường truyền trong bài học này thì rừng ( cây xanh) còn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy chúng ta cần phải trồng và bảo vệ rừng ( cây xanh), không được chặt phá rừng.
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Câu 4: Biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây có thể giảm tiếng ồn ? (hãy chọn câu trả lời đúng nhất).

A. Giảm tần số dao động của vật phát âm.

B. Giảm biên độ dao động của vật phát âm.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
-Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần:
+ Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
+ Ngăn chặn đường truyền âm.
+ Làm cho âm truyền theo hướng khác.
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
II – Tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Câu 5:
a) Hãy nêu tên một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít ?
Trả lời: Gạch ống, bê tông, gỗ ….
b) Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm ?
Trả lời: Kính, lá cây, ….
Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi chung là……………………..
những vật liệu cách âm
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
III – Vận dụng
Hình 15.2.
 Tiếng ồn máy khoan to, và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
Vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho hình 15.2
-Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn
máy khoan phát ra không quá 80dB
-Người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc…
Bài 15 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
III – Vận dụng
Vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho hình 15.3
- Đóng cửa các phòng học, treo rèm, xây tường chắn.
- Trồng cây xanh xung quanh trường.
- Chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác
Hình 15.3.
 Tiếng ồn to, và kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
Về nhà
- Học thuộc nội dung bài.
Làm các bài tập 15.1 đến 15.5
Đọc mục có thể em chưa biết.
Tìm hiểu thêm một số hiện tượng gây ô nhiễm tiếng ồn và biện pháp khắc phục.
Chuẩn bị trước câu hỏi và bài tập phần ôn tập chương II tiết sau chúng ta ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị mai
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)