Bài 13. Công cơ học

Chia sẻ bởi Quang Mau | Ngày 29/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ THANH LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP NHA TRANG
Môn : VẬT LÍ 8
Giáo viên : Lê Thị Tám
Chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp
Câu 1. Em hãy cho biết một vật nhúng trong một chất lỏng sẽ chìm xuống, nổi lên hoặc lơ lửng trong lòng chất lỏng khi nào ?
Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét được tính theo công thức nào ?
Trả lời :
Nhúng một vật vào chất lỏng thì + Vật chìm xuống khi : FA < P + Vật nổi lên khi : FA > P + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi : FA = P
 Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét được tính theo công thức : FA = d.V Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
I. Khi nào có công cơ học ?
Xét trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1 : Con bò đang kéo một chiếc xe đi trên đường. Trong trường hợp này, người ta nói lực kéo của con bò thực hiện một công cơ học.
- Trường hợp 2 : Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng. Mặc dù rất mệt nhọc, tốn nhiều sức lực, nhưng trong trường hợp này người ta nói lực sĩ không thực hiện một công cơ học nào.
Từ những trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào có công cơ học ?
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
1. Nhận xét:
Trả lời C1:

Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời thì có công cơ học.
2. Kết luận:
C2 Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:
- Chỉ có công cơ học khi có .(1).. tác dụng vào vật và làm cho vật …..(2)…….
lực
chuyển dời .
- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì có thể nói công đó là công của vật).
- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

C3: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học ?
3. Vận dụng:
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
C4 Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?
a. Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động.
 Lực thực hiện công: Lực kéo của đầu tàu hỏa.
3. Vận dụng:
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
C4 Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?
b. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
 Lực thực hiện công: Lực hút của Trái Đất.
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
C4: Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?
c. Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
 Lực thực hiện công: Lực kéo của người công nhân.
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
3. Vận dụng:
* Từ kiến thức đã học em hãy lấy ví dụ về:
- Trường hợp có công cơ học và trường hợp không có công cơ học?
- Lực thực hiện công cơ học; vật thực hiện công cơ học?
* Xét công của người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao và công của người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
Làm sao biết công trong trường hợp nào lớn hơn?
So sánh độ lớn công.
Nếu có một lực F tác dụng vào vật, làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F được tính theo công thức :
A = F . s
A : công của lực F.
F : lực tác dụng vào vật.
s : quãng đường vật dịch chuyển.
I. Khi nào có công cơ học ?
II. Công thức tính công
1. Công thức tính công cơ học
Khi F = 1N và s = 1m
Đơn vị công là Jun.
thì A = 1N.1m = 1Nm.
Kí hiệu là J ( 1J = 1Nm ).
1KJ = 1000J
Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
(Jun – Joule là tên nhà bác học người Anh)
A = F . s
A : công của lực F. (J)
F : lực tác dụng vào vật. (N)
s : quãng đường vật dịch chuyển. (m)
I. Khi nào có công cơ học ?
II. Công thức tính công ?
1. Công thức tính công cơ học
h = 5m
A =
 Đối với phương thẳng đứng
s
F .
h
P.
A = F . s
A : công của lực F. (J)
F : lực tác dụng vào vật. (N)
s : quãng đường vật dịch chuyển. (m)
I. Khi nào có công cơ học ?
II. Công thức tính công ?
1. Công thức tính công cơ học
Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công của lực được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên.
F
α
Chú ý 1:
Phương chuyển dời
Phương của lực
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
II. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG.
1. Công thức tính công cơ học:
2. Đơn vị công cơ học:
3. Vận dụng:
C5 Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo đầu tàu hỏa?
Tóm tắt
F = 5000N
s = 1000m
A = ?
Công của lực kéo của đầu tàu hỏa:
A = F.s = 5000N.1000m = 5000000(J)
= 5000(kJ)
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
II. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG.
1. Công thức tính công cơ học:
2. Đơn vị công cơ học:
3. Vận dụng:
C6 Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
Tóm tắt
m = 2kg
h = s = 6m
A = ?
Trọng lực tác dụng lên quả bưởi:
P = F = 10.m = 10.2 = 20(N)
Công của trọng lực:
A = F.s = 20N.6m = 120(J)
TIẾT 15_BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
II. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG.
1. Công thức tính công cơ học:
2. Đơn vị công cơ học:
3. Vận dụng:
C7 Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.
Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động ngang của viên bi nên không có công cơ học của trọng lực.
VỀ NHÀ
- Nắm được:
+ Khi nào có công cơ học?
+ Công cơ học phụ thuộc những yếu tố nào?
+ Công thức tính công? Đơn vị của các đại lượng trong công thức?
+ Đọc “có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.

BÀI HỌC KẾT THÚC
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô và các em tham dự tiết học


Giáo viên thực hiện: Trần Xuân Huy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Mau
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)