Bài 13. Công cơ học

Chia sẻ bởi Hứa Học Tam | Ngày 10/05/2019 | 179

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRÀ CÚ
TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG
Bài dự thi
Giáo viên dự thi : Hứa Học Tâm
Bộ môn : Vật Lý 8
Hồ sơ bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nhúng chìm 1 vật vào trong chất lỏng, buông tay thì vật nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng khi nào ?
Trả lời:
Vật chìm xuống khi: P > FA ( dv > dl )
Vật lơ lửng khi: P = FA ( dv = dl )
Vật nổi lên khi: P < FA ( dv < dl )
Câu 2: Cho ddầu = 7500N/m3, dnước = 10000N/m3. Nếu trộn lẫn dầu với nước thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Vì sao ?
Trả lời
Dầu sẽ nổi lên mặt nước vì ddầu < dnước
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
I. Khi nào có công cơ học ?
1. Nhận xét
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
I. Khi nào có công cơ học ?
1. Nhận xét
C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời.
2. Kết luận
C2: Tìm từ thích hợp cho các chổ trống của kết luận sau:
Chỉ có công cơ học khi có ..…. tác dụng vào vật và làm cho vật …….............
lực
chuyển dời
C2: (1) lực, (2) chuyển dời
3. Vận dụng
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
C3: Trong những trường hợp dưới đây, trường
hợp nào có công cơ học ?
3. Vận dụng
I. Khi nào có công cơ học ?
1. Nhận xét
C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
C2: (1) lực, (2) chuyển dời
2. Kết luận
3. Vận dụng
C3: a, c, d
C4: Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học ?
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
A
a) Đầu tàu hỏa kéo các toa tàu chuyển động.
 Lực kéo của đầu tàu hỏa.
b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
 Lực hút của trái đất làm quả bưởi rơi.
P
c) Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
 Lực kéo của người công nhân.
I. Khi nào có công cơ học ?
1. Nhận xét
C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
C2: (1) lực, (2) chuyển dời
- Công cơ học là công của lực.
- Công cơ học thường được gọi là công.
2. Kết luận
3. Vận dụng
C3: a, c, d
C4: a) Lực kéo của đầu tàu hỏa.
b) Lực hút của Trái đất.
c) Lực kéo của người công nhân.
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
A
Công của lực trong hai trường hợp dưới đây có bằng nhau không ?
Làm sao biết công trường hợp nào lớn hơn ?
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
I. Khi nào có công cơ học ?
* Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
II. Công thức tính công ?
1. Công thức tính công cơ học
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
Nếu có một lực F tác dụng vào vật, làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F được tính theo công thức :
A = F.s
A : công của lực F.
F : lực tác dụng vào vật.
s:quãng đường vật dịch chuyển.
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
I. Khi nào có công cơ học ?
II. Công thức tính công ?
1. Công thức tính công cơ học
A = F.s
Đơn vị công là Jun.
Kí hiệu là J ( 1J = 1Nm ).
1KJ = 1000J
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
* Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
Chú ý
F
α
I. Khi nào có công cơ học ?
II. Công thức tính công ?
1. Công thức tính công cơ học
A = F.s
Đơn vị công là Jun.
Kí hiệu là J ( 1J = 1Nm ).
1KJ = 1000J
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
* Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
Chú ý
F
P
AP = 0
A F = 0
2. Vận dụng
C5: Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực kéo F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.
F = 5000N
s =1000m
A = ? (J)
Công của lực kéo của đầu tàu :
Ta có : A = F. s = 5000N . 1000m = 5000000 (J) = 5000 (KJ)
Đáp số : A = 5000 (KJ)
F
Bài 13.
CÔNG CƠ HỌC
P
C6: Một quả bưởi có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
m = 2kg
h = s = 6m
AP = ? (J)
Trọng lực tác dụng lên quả bưởi :
P = 10m = 10 . 2 = 20 (N)
Công của trọng lực :
Ta có : AP = F.s = P. h = 20N . 6m = 120 (J)
Đáp số : AP = 120 (J)
C7: Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.
 Vì trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động ngang của hòn bi, nên không có công cơ học của trọng lực :
AP = 0
* Bài tập :
1. Khi nào có công cơ học ?
2. Nêu công thức tính công ? Đơn vị của công ?
Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển thì lực đó đã thực hiện công cơ học.
A = F.s
Đơn vị của công là Jun
* Bài tập:

* Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.
Vận tốc được tính theo công thức nào ?
Từ công thức A = F.s => s = ?
360kJ = ?J
t = 5phút = ? giây
Gợi ý
+ Đọc có thể em chưa biết.
+ Học bài và làm bài tập trong sách bài tập trang 18.
Hướng dẫn về nhà
Bài học đến đây là kết thúc.

Kính chúc quý thầy, cô giáo mạnh khỏe
Chúc các em học sinh luôn yêu thích môn Vật lý
TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hứa Học Tam
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)