Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Thế Ngọc Nguyễn | Ngày 08/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài tập 1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,... Không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Ví dụ:
-Nhút (phương ngữ Trung): món ăn làm bằng xơ mít, muối trộn với một vài thứ khác, được dùng một số vùng Nghệ Tĩnh.
-Bồn bồn (phương ngữ Nam): một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ.
-Cu đơ (phương ngữ Trung)
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân
Bài tập 2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở BT 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
*Nhận xét:
-Sự xuất hiện những từ ngữ có ở địa phương này mà không có ở những địa phương khác, cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lí, phong tục tập quán...
=>Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
? Từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
-Có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật hiện tượng mà từ ngữ này gọi tên vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần dần phổ biến trên cả nước như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,...
Bài tập 3.
?Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
*Nhận xét:
-Những từ ngữ như: cá quả, lợn, ngã... ở trường hợp b được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
-Những cách hiểu như: ốm (bị bệnh), hòm (đồ hình hộp dùng để đựng),... được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
=>Như vậy ta thấy rằng tiếng Việt lấy phương ngữ Bắc làm chuẩn.
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và nhận xét:
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...

Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dăn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
(Tố Hữu, Mẹ Suốt)
? Chỉ ra những từ ngữ địa phương, cho biết tác dụng của nó trong đoạn thơ?
*Nhận xét:
-Những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
-Phương ngữ Trung.
=> Mẹ Suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thế Ngọc Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)