Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Sơn | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngữ Văn 9
Trường thcs Gio Sơn
tiết dạy chuyên đề
Giáo viên thực hiện
Mai diệu thuý
Tiết 63:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tiếng Việt)
Hãy tìm các sự vật, hiện tượng....không có tên trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân( Các từ đó chỉ có ở miền Bắc, miền Trung hoặc miền Nam)?
Miền Trung:
Nghệ An- Hà Tĩnh: Nhút: Tên của món ăn được làm từ xơ mít muối trộn với một vài thứ khác.
-Quảng Trị: Chạc giợ: Dây chỉ
Lịp: nón lá
-Huế: Thời: ăn
Miền Nam:
- Nam Bộ: Bồn bồn: là một loại cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa hoặc xào nấu.
Lóng rày: Dạo này
Sầu riêng, chôm chôm: Hai thứ quả ngọt ở miền Nam
Miền Bắc: Chặt hèo: Chơi bài ăn tiền


*Nhận xét:
-Sự xuất hiện những từ ngữ có ở địa phương này mà không có ở những địa phương khác, cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lí, phong tục tập quán...
=>Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
? Từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
-Có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật hiện tượng mà từ ngữ này gọi tên vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần dần phổ biến trên cả nước như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,...
Bảng1
Bảng 2
Đọc đoạn trích sau và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Gan chi gan rứa mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: nói cứng phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!” ( Mẹ Suốt- Tố Hữu)
*Nhận xét:
-Những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
-Phương ngữ Trung.
=> Mẹ Suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
Chú giống con bọ hung
Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghĩ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự nhiên:
- Chú này giống con bọ hung.
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu ý nghĩa của câu nói ấy: “ Chú này rất giống con của bố”.
A: - Sao lâu nay ông lặn mất tiêu vậy?
B: - Quanh quẩn Sài Gòn thôi. Lóng rày tụi cò ke lục chốt nó quậy quá, làm ăn ẩu xị nhưng nhanh hơn mình nên mình thua. Nhiều khi giận nứt bong bóng nhưng không làm gì được.
A: - Cỡ như ông rai rịa rí rang vậy mà ngán tụi nó hả?
B: - Mình là dân tư chanh, tụi nó cũng đâu vừa. Nhưng thôi, chấp nó làm gì. Làm ăn kiểu xập xí xập ngầu như đám xây lố cố đó cũng có ngày dảnh sủi. Anh đừng để ý, tụi mình vô đây uống miếng nước.
A: - Tui một li xây chừng
B: - Ê bồi, một xây chừng với một xây cá nại…
Lóng rày: dạo này
Cò ke lục chốt: chỉ người hèn hạ, mạt rệp.
Ẩu xị: làm ăn huỵch hoạch không đâu ra đâu.
Giận nứt bong bóng: là giận muốn bể….bàng quang.
Nai rịa rí rang: chỉ người từng trải, đã từng đến Đồng Nai, Bà Rịa ăn gạo ngon, từng đến Phan Rí, Phan Rang ăn cá tươi.
Dân tư chanh: dân giang hồ.
Xập xí xập ngầu: làm ăn sớn sác, không xem trước xem sau.
Xây lố cố: lũ trẻ con, con nít.
- Dảnh sủi: chết.
Xây chừng: li cà phê không sữa.
- Xây cá nại: tách cà phê sữa nhỏ.
* Miền Trung: Nhớ- Hồng Nguyên
“Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên
Cho bầy tui nghe ví”
Tiếng hát sông Hương- Tố Hữu
“Răng không, cô gái trên sông!
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hoa nhuỵ hương nhài
Sạch như nuớc suối ban mai giữa dòng.”
Miền Nam: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
..........
Nghêu ngao nay chích mai dầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.”
Miền Bắc: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu
“ Chúng bay chui xuống đất
Chúng bay chạy đằng trời
Trời không của chúng bay
Đất không của chúng bay.”
Bầm ơi- Tố Hữu
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Dặn dò:
Sưu tầm thêm các ví dụ về từ địa phương thuộc phương ngữ các miền.
Chuẩn bị tiết tiếp theo: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đọc lại văn bản: Làng của Kim Lân, tìm những đoạn đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)