Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thiệt |
Ngày 07/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
I. Kiểm tra bài cũ
* Hãy nêu điều kiện sử dụng hàm ý ?
* Hãy chỉ ra hàm ý trong tình huống sau đây:
- Thầy giáo đang giảng bài thì một em học sinh bước vào:
+ Giáo viên: Bây giờ là mấy giờ rồi?
+ Học sinh: Dạ, xe em bị hỏng ạ!
* Để sử dụng hàm ý cần có hai
điều kiện:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực phán đoán hàm ý.
* Hàm ý trong tình huống:
- Em đã đi học trễ.
- Bất đắc dĩ em mới đi học trễ.
Tiết 133:
Chương trình địa phương
(phần tiếng việt)
Ôn tập lý thuyết:
Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
VD: + Mắc-đắt
+ Chộ-thấy
+ U-mẹ
2. Từ toàn dân: là từ được sử dụng rộng rãi trong các cộng đồng người Vệt.
VD: + Quả, mẹ, cha v.v...
a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
II. Bài tập:
Bài 1:
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Bài 2: Hãy cho biết từ “kêu” nào là từ địa phương, từ “kêu” nào là từ toàn dân trong hai câu sau. Dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!-Nó cũng lại nói trổng.
b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
a) Kêu: là từ toàn dân (thay bằng nói to).
b) Kêu: là từ địa phương (từ toàn dân
là gọi).
Bài 3: Hãy chỉ ra từ địa phương và tìm từ toàn dân tương ứng trong các phần trích sau:
a) Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại nữa Phước ơi!
...
Em len lét cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ cắp chiếc nón le te .
(Đi đi em – Tố Hữu)
b) Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
(Ca dao)
Từ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
a) - Rứa: thế, thế là.
- Ni: nay.
- Dơ: bẩn.
b) - Ngò là một loại rau thơm.
- Giả đò: giả vờ.
- Ngó lơ: quay mặt đi.
*Bài 4: Phân tích hiệu quả của cách dùng từ địa phương trong các trường hợp sau:
a) Con ra tuyền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b)Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.
(Tố Hữu)
a) Dùng từ “Bầm” thay từ mẹ nhằm gợi lại hình ảnh bà mẹ ở địa phương Bắc Bộ.
b) Dùng từ “Má” thay từ mẹ gợi lại hình ảnh bà mẹ ở địa phương Nam Bộ.
*Bài 5:
Hãy tìm 5 từ địa phương Nam Bộ được dùng như từ toàn dân?
Các từ địa phương Nam Bộ được dùng như từ toàn dân:
- Chôm chôm
- Sầu riêng
- Mãng cầu xiêm
- Thanh long
- Măng cụt
Tìm từ địa phương có kèm từ toàn dân trong bài hát “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”
“Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh. Nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng quê ta... Nhìn cánh đồng muối trắng, tình sâu nghĩa nặng biển ta lại nhớ rừng, nên chi giữa đồng bằng mà gió ngàn bay về tìm âm vang sóng vỗ... Ai đi xa mô đó có biết nhớ lấy đường về, đường Đồng Lộc, đường Khe Giao, đường Đèo Ngang vượt qua linh cảm....”
Hướng dẫn tự học ở nhà :
- Về nhà xem lại các bài tập , sưu tầm từ địa phương và tập sử dụng phù hợp.
- Làm bài tập 3, 4 ở SGK(dựa vào kết quả các bài tập đã làm để điền vào bảng tổng hợp theo mẫu). Bài tập 5 về nhà đọc kỹ lại truyện “Chiếc lược ngà” để thấy được có nên cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Và tại sao tác giả sử dụng từ địa phương.
- Chuẩn bị: “viết bài số 7- Nghị luận văn học”
+ Xem lại các đề bài tập làm văn sgk/99(chú ý các đề 2,3,6,7)
+ Đọc kỹ các yêu cầu khi viết bài văn nghị luận.
+ Đọc kỹ các tác phẩm đề bài yêu cầu.
+ Bài viết cần trình bày suy nghĩ, cảm xúc của em.
* Hãy nêu điều kiện sử dụng hàm ý ?
* Hãy chỉ ra hàm ý trong tình huống sau đây:
- Thầy giáo đang giảng bài thì một em học sinh bước vào:
+ Giáo viên: Bây giờ là mấy giờ rồi?
+ Học sinh: Dạ, xe em bị hỏng ạ!
* Để sử dụng hàm ý cần có hai
điều kiện:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực phán đoán hàm ý.
* Hàm ý trong tình huống:
- Em đã đi học trễ.
- Bất đắc dĩ em mới đi học trễ.
Tiết 133:
Chương trình địa phương
(phần tiếng việt)
Ôn tập lý thuyết:
Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
VD: + Mắc-đắt
+ Chộ-thấy
+ U-mẹ
2. Từ toàn dân: là từ được sử dụng rộng rãi trong các cộng đồng người Vệt.
VD: + Quả, mẹ, cha v.v...
a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
II. Bài tập:
Bài 1:
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Bài 2: Hãy cho biết từ “kêu” nào là từ địa phương, từ “kêu” nào là từ toàn dân trong hai câu sau. Dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!-Nó cũng lại nói trổng.
b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
a) Kêu: là từ toàn dân (thay bằng nói to).
b) Kêu: là từ địa phương (từ toàn dân
là gọi).
Bài 3: Hãy chỉ ra từ địa phương và tìm từ toàn dân tương ứng trong các phần trích sau:
a) Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại nữa Phước ơi!
...
Em len lét cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ cắp chiếc nón le te .
(Đi đi em – Tố Hữu)
b) Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
(Ca dao)
Từ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
a) - Rứa: thế, thế là.
- Ni: nay.
- Dơ: bẩn.
b) - Ngò là một loại rau thơm.
- Giả đò: giả vờ.
- Ngó lơ: quay mặt đi.
*Bài 4: Phân tích hiệu quả của cách dùng từ địa phương trong các trường hợp sau:
a) Con ra tuyền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b)Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.
(Tố Hữu)
a) Dùng từ “Bầm” thay từ mẹ nhằm gợi lại hình ảnh bà mẹ ở địa phương Bắc Bộ.
b) Dùng từ “Má” thay từ mẹ gợi lại hình ảnh bà mẹ ở địa phương Nam Bộ.
*Bài 5:
Hãy tìm 5 từ địa phương Nam Bộ được dùng như từ toàn dân?
Các từ địa phương Nam Bộ được dùng như từ toàn dân:
- Chôm chôm
- Sầu riêng
- Mãng cầu xiêm
- Thanh long
- Măng cụt
Tìm từ địa phương có kèm từ toàn dân trong bài hát “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”
“Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh. Nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng quê ta... Nhìn cánh đồng muối trắng, tình sâu nghĩa nặng biển ta lại nhớ rừng, nên chi giữa đồng bằng mà gió ngàn bay về tìm âm vang sóng vỗ... Ai đi xa mô đó có biết nhớ lấy đường về, đường Đồng Lộc, đường Khe Giao, đường Đèo Ngang vượt qua linh cảm....”
Hướng dẫn tự học ở nhà :
- Về nhà xem lại các bài tập , sưu tầm từ địa phương và tập sử dụng phù hợp.
- Làm bài tập 3, 4 ở SGK(dựa vào kết quả các bài tập đã làm để điền vào bảng tổng hợp theo mẫu). Bài tập 5 về nhà đọc kỹ lại truyện “Chiếc lược ngà” để thấy được có nên cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Và tại sao tác giả sử dụng từ địa phương.
- Chuẩn bị: “viết bài số 7- Nghị luận văn học”
+ Xem lại các đề bài tập làm văn sgk/99(chú ý các đề 2,3,6,7)
+ Đọc kỹ các yêu cầu khi viết bài văn nghị luận.
+ Đọc kỹ các tác phẩm đề bài yêu cầu.
+ Bài viết cần trình bày suy nghĩ, cảm xúc của em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thiệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)