Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lý Tưởng | Ngày 07/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 63 -
Tìm hiểu từ địa phương Thanh Hóa
Đọc câu chuyện sau:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một người đi lạc đường hỏi một bác xe lai đang đứng bên đường.
Đường ni đi mô ri ông ?
- Thưa ông, tôi không biết tiếng Pháp – bác xe lai trả lời.
Ví dụ 1:
Những từ in đậm được gạch chân sau được sử dụng ở những vùng , miền nào?
a. Từ Bắc vô Nam nối lại biển xa.
b. Chú từ đâu dzô rậy?

-> Từ “ vô” – sử dụng chủ yếu ở miền Bắc
-> Từ “ dzô rậy” - sử dụng chủ yếu ở miền Nam
Tiếng Việt có 3 phương ngữ
+ Phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ)
+ Phương ngữ Trung ( Bắc Trung Bộ)
+ Phương ngữ Nam ( Nam Trung Bộ và Nam Bộ)
Ví dụ:
- Ngôn ngữ toàn dân: Cha, bố , mẹ
+ Phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ): thầy , u
+ Phương ngữ Trung ( Bắc Trung Bộ): bọ, mạ
+ Phương ngữ Nam ( Nam Trung Bộ và Nam Bộ): ba, tía, má

Ví dụ 2:
Tìm các từ địa phương trong ví dụ sau? Và cho biết các từ đó được sử dụng cho địa phương nào?
Rứa là hết chiều ni mi đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
( Tố Hữu)
-> rứa, ni, mi, chi - đặc trưng tiếng Huế
Bài tập 1:
Chuyển mỗi câu sau thành các câu tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
a. Ông nội tôi ngồi chấp bằng trên phản.
b. Nó đã sai lè lè ra mà còn lồng hổng nên mới tức chứ lậy!
c. Cha đi bể đến tún mới viền.
d. Thôi liệu mà sở đi.
Câu tương ứng
a. Ông nội tôi ngồi xếp bằng trên phản.
b. Nó đã sai rõ ràng (rành rành ) ra mà còn cải lại nên mới tức chứ lại !
c. Cha đi biển đến tối mới về.
d. Thôi liệu mà làm đi.
Bài tập 2 - 3
Nhóm 1 -2
Sau đây là khổ thơ kể chuyện Tố
Hữu đến thăm một gia đình sau mấy
chục năm xa cách:
Ô kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi , ai lại hỏi chào
Như thể khách đường xa ghé lại
Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?
Em hãy cho biết gia đình này thuộc
tỉnh nào? Vì sao em khẳng định như
vậy? Em thấy tình cảm của tác giả
dành cho gia đình này như thế nào ?
Nhóm 3 – 4
Đọc đoạn văn sau:
Anh Bình đi làm ăn trong Nam 3
năm, nay mới về. Bố mẹ tôi vui lắm.
Nhưng khi ngồi nói chuyện, nghe
anh hỏi tôi: “ Anh đi xa, nở nhà út có
nghe lời ba, má không đó?”, bố tôi
liền nhăn mặt, khiến tôi chẳng hiểu
tại sao. Rồi anh tỏ ra băn khoăn về
việc bố ốm quá. Tôi càng không hiểu,
vì lâu nay bố có ốm đau gì đâu.
Em có thể giải thích thắc mắc
của người bạn trong đoạn văn trên
được không ?
- Gia đình này thuộc tỉnh Thanh Hoá.
- Từ hĩm, được dùng phổ biến ở Thanh Hóa.
- Tình cảm yêu mến, trân trọng.
Do người anh đi làm ăn trong Nam lâu mới về nên sử dụng ngôn ngữ của Nam bộ: út,ba,
má, bố ốm( phương ngữ khác ) nên tôi không hiểu lời nói của anh ( bố ốm quá) -gầy
Bài tập
Đọc truyện cười sau và xác định từ ngữ địa phương được
dùng trong câu chuyện.
Anh học trò đi vào cổng nhà kia, thấy con chó xồ ra sủa, nhe răng dữ tợn, nên hoảng sợ thụt lùi; chủ nhà thấy vậy bèn chạy ra vừa cười vừa nói:
- Con chó không có răng mô!
- Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng, mà bà lại bảo nó không có răng!”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lý Tưởng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)