Bài 13. Bài toán dân số

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Thắng | Ngày 03/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Bài toán dân số thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11
1. Phân tích nhan đề văn bản: "Ôn dịch, thuốc lá".
2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
1. ý nghĩa nhan đề "Ôn dịch, thuốc lá":
- Thuốc lá: Tệ nghiện thuốc lá.
- Ôn dịch: + Lời chửi rủa
+ Nạn dịch
2. Câu nói của Trần Hưng Đạo: Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
- So sánh tác hại của thuốc lá với giặc.
- Việc dùng so sánh giúp cho nghị luận thêm chặc chẽ.
Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Một con, một của, ai từ !
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ !
- Có nếp, có tẻ
- Con đàn cháu đống
- Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
Những câu tục ngữ trên nói về vấn đề gì? Vấn đề được đề cập trong những câu tục ngữ này có còn giá trị nữa không?
Đó là những câu tục ngữ, những câu nói cửa miệng của người Việt Nam xưa phản ánh quan niệm quý người, cần người, mong đẻ nhiều con trong gia đình và xã hội cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy đã dẫn đến việc sinh đẻ tự do nên làm cho dân số tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến đói nghèo và bệnh tật làm trì trệ sự phát triển của đất nước. Ý thức được hậu quả đó, Nhà nước ta từ lâu đã tìm mọi cách để giải bài toán dân số hóc búa.
Vậy thực chất bài toán ấy như thế nào?
Tuần 13
Tiết 49
Văn bản: BàI TOáN DÂN Số
I. Đọc - tìm hiểu văn bản:
1. Xuất xứ:
VB ?y trớch t? bỏo Giỏo d?c v� th?i d?i Ch? nh?t, s? 28, nam 1995. B�i vi?t n�y nguyờn l� c?a tỏc gi? Thỏi An, tờn d?y d? l� "B�i toỏn dõn s? dó du?c d?t ra t? th?i c? d?i".
2. Chú thích:
- Tuổi cập kê:
? Tuổi con gái có thể gả chồng.
- Phu quân:
? Người chồng.
II. Đọc - tìm hiểu văn bản:
Bài toán dân số
Có người cho rằng: Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói về thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra".
Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp . Đến tuổi cập kê (1), cô gái cần tuyển một đấng phu quân (2). Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục.không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái Số thóc được tính ra ra theo bài toán cấp số nhân (3) ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào
Bây giờ nếu ta tạm thời công nhận theo Kinh Thánh, khi khai thiên lập địa, trái đất này mới chỉ có hai người: một chàng A-đam và một nàng E-va; thì đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, công bội là 2, đã đạt đến ô thứ 30. Đó là với điều kiên mỗi gia đình chỉ có hai con, và đã trừ đi tỉ lệ tử vong (kể cả dịch bệnh hoặc chiến tranh không quá 5%).
Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con. Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của phụ nữ ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; Tan-đa-ni-a: 6,7; Ma-đa-gát-xca: 6,6;.Tính chung toàn cầu châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7. Như vậy, phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là một chỉ tiêu rất khó khăn. Với tỉ lệ hàng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ.
Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế, phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

Ađam và Eva là ai?
“Tồn tại hay không tồn tại” (câu nói của Hăm-lết trong vở bi kịch của Sêch-pia)
Thảo luận:
Có thể chia văn bản ra làm mấy phần ? Nội dung của từng phần là gì?
Văn bản chia làm 3 phần:
+ Có người cho rằng ... sáng mắt ra: Nêu vấn đề “Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại”
+ Đó là câu chuyện ... thứ 31 của bàn cờ: Làm sáng tỏ vấn đề “Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng”
+ Đừng để ... loài người: Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người.
Văn bản được xây dựng theo phương thức biểu đạt nảo? Vì sao em biết?
Phương thức biểu đạt của văn bản là nghị luận
Hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm) của phần thân bài
+ Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ có thể sinh rất nhiều con nên chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 2 con là rất khó thực hiện
Nhan đề văn bản là "Bài toán dân số", em hiểu bài toán dân số thực chất ở đây là vấn đề gì?
+ Ý 1: Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: số hạt thóc đủ cho bàn cờ thật là một con số khủng khiếp
+ Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc ở các ô bàn cờ (đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy)
Th?c ch?t l� v?n d? DS & KHHGD (sinh d? cú k? ho?ch, ch? nờn cú t? 1 - 2)
D?c l?i ph?n 1, em th?y v?n d? chớnh m� tỏc gi? mu?n d?t l� gỡ ? Di?u gỡ dó l�m cho tỏc gi? "sỏng m?t ra " ?
Tỏc gi? "sỏng m?t ra" b?i: V?n d? dõn s? m?i d?t ra g?n dõy th? m� nghe xong b�i toỏn c? tỏc gi? l?i b?ng th?y dỳng l� du?ng nhu v?n d? ?y du?c d?t ra t? th?i c? d?i.
Kể lại câu chuyện kén rể
Qua câu chuyện, em thấy nhà thông thái ấy thông thái như thế nào ?
Nhà thông thái đã đưa ra một điều kiện khó khăn (không ai đủ số thóc để có thể đáp ứng được yêu cầu của ông)
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới ?
Dưới hình thức một bài toán cổ, câu chuyện kén rể được kể trong bài vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc vừa mang lại một kết luận bất ngờ: số thóc ấy có thể phủ kín bề mặt trái đất  nếu con người cứ tăng theo cấp số nhân đó thì sẽ hết đất để mà sinh sống
Người viết dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì ?
- Từ bài toán cổ cho thấy tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng
Đọc thầm lại ý 3 phần 2,
Trong số các nước được nêu tên, nước nào thuộc Châu Phi, nước nào thuộc Châu Á ?
Châu Phi: Ru - an - đa, Tan - da -ni - a, Ma - da - gát - xca, Nê – pan
Châu Á: Ấn độ, Việt Nam
Hội nghị Cai-rô (5.9.1994)
Thảo luận nhóm:
Vi?c dua ra nh?ng con s? v? t? l? sinh con c?a ph? n? ? m?t s? nu?c theo thụng bỏo c?a h?i ngh? Cai-rụ nh?m m?c dớch gỡ ?
+ Người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con trong đời  việc cho chỉ tiêu chỉ có hai con là rất khó khăn
+ Những nước kém và chậm phát triển ở hai châu lục này là những nước có dân số gia tăng rất mạnh mẽ.
Từ đó, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ?
Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau: bùng nổ dân số đi làm tăng đói nghèo, bệnh tật, kinh tế xã hội không phát triển; ngược lại, khi kinh kế, văn hoá kém phát triển thì càng khó khống chế sự gia tăng dân số.
Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ?
Qua văn bản, tác giả muốn kêu gọi mọi người hạn chế sự gia tăng dân số.
Dặn dò:
Nắm lại nội dung bài học và hoàn thành các bài tập
Chuẩn bị kĩ bài Chương trình địa phương phần Văn
+ Tìm đọc báo Quảng Nam, Tạp chí Đất Quảng, các tài liệu khác để tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ quê Quảng Nam (kể cả Đà Nẵng) có những sáng tác trước 1975.
+ Tìm đọc các bài viết (văn, thơ) viết về quê hương Quảng Nam.
+ Lập bảng thống kê theo mẫu SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)