Bài 13-14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh | Ngày 06/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 13-14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

Môn
ĐỊA LÍ
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ lớp 4.1
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Thanh
Trường Tiểu học Ngô Mây thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Môn: Địa lý

- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
I. Kiểm tra bài cũ:
- Tên một số cây trồng chính của đồng bằng Bắc Bộ là lúa, ngô, khoai, cây ăn quả.
- Tên một số vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ là lợn, gà, vịt.
- Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ vì nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
II. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ. ( Tiếp theo )
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Môn: Địa lý

Bài
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)
3.Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Một em đứng lên đọc từ Người dân đến nghệ nhân.
- Dựa vào kênh chữ, tranh ảnh trang 106, 107 sách giáo khoa và vốn hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận nhóm cho cô.
Nhóm 1 : Thế nào là nghề thủ công ? Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh gọi là gì ? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
Nhóm 2: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
Nhóm 3: Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ?
Nhóm 4: Em hãy nêu nguyên liệu để làm gốm? Em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm ?
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )

- Nhóm 1 : Nghề thủ công là nghề chủ yếu làm bằng tay, dụng cụ làm đơn giản.
+ Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh gọi là làng nghề.
+ Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
- Nhóm 2: Tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ là gốm sứ, dệt lụa, làm đồ gỗ, chiếu cói, chạm bạc, ....
- Nhóm 3: Tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết là làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm sứ, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa, làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ, làng Kim Sơn Ninh Bình làm chiếu cói, làng Đồng Sâm Thái Bình chạm bạc, ...
Nghề làm gốm ở làng Bát Tràng Hà Nội
Nghề dệt lụa làng Vạn Phúc ở Hà Tây
Làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ
Nghề chiếu cói Kim Sơn Ninh Bình
- Nhóm 4: Nguyên liệu để làm gốm là một loại đất sét đặc biệt ( sét cao lanh) không phải ở đâu cũng có.
- Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là : nhào luyện đất và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các sản phẩm gốm.
- Mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm ?
Hình 9. Nhào đất và tạo dáng cho gốm
Hình 10 . Phơi gốm
Hình 11 . Vẽ hoa văn
Hình 12 . Tráng men
Hình 13 . Nung gốm
Hình 14 . Các sản phẩm gốm

Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)

- Có mấy cách tạo dáng cho gốm ?
- Có hai cách tạo dáng cho gốm:
+ Một là nhào đất cho nhuyễn, quánh dẻo, dùng tay nặn, xoay để tạo hình cho gốm.
+ Hai là làm những khuôn với các hình dạng khác nhau
( ấm, chén, lọ, bình, ... sau đó nhào đất với nước cho đều thành chất lỏng sánh đổ vào khuôn; khi đông cứng, người thợ đưa lên bàn xoay chỉnh lại hình dáng cho mịn, đẹp ( gọt tỉa chỗ thừa, đắp cho chỗ thiếu, ...) rồi mới đem phơi cho khô trước khi đưa vào lò nung.
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )

- Vẽ hoa văn cho gốm có mấy cách ?
- Vẽ hoa văn cho gốm cũng có hai cách :
+ Cách 1 : Vẽ trước khi tráng men và nung
+ Cách 2: Vẽ sau khi nung gốm
- Nêu một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là gì ?
- Một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )

- Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm, cũng như các sản phẩm thủ công ?
- Chúng ta phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm đối với chén, đĩa, cốc, lọ hoa,... không làm vỡ vì làm ra một cái chén, đĩa, cốc,lọ hoa ... mất nhiều công sức bố mẹ phải bỏ tiền ra mua chúng ta cần biết tiết kiệm tiền.
- Em hãy kể một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi các em đang sống ?
- Một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống là nghề mộc, nghề dệt thổ cẩm .
- Kể tên các làng nghề dệt thổ cẩm trong tỉnh Gia Lai ?
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)



Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )

- Liên hệ : Ở địa phương chúng ta có nghề thủ công như nghề mộc, ngoài ra đồng bào dân tộc Gia – rai, Ba – na, ... Còn dệt thổ cẩm cũng là một nghề thủ công trong tỉnh ta. Các em cần biết yêu quý những người thợ thủ công vì họ đã làm ra những sản phẩm để chúng ta mua và sử dụng.
- Tên các làng nghề dệt thổ cẩm trong tỉnh Gia Lai là làng Nghe Lớn, Nghe Nhỏ thị trấn Kông cho ro, ...
3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề.
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)


Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )

- Giáo viên : Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. Bây giờ để tìm hiểu xem người dân nơi đây còn có hoạt động nào nữa cô cùng các em sẽ chuyển sang phần bốn của bài: Chợ phiên.


Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)

4. Chợ phiên
- Giáo viên gọi một em đứng lên đọc từ Mua, bán cho đến hết bài.
Hình 15 . Cảnh chợ phiên ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ

Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)

- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm là bày hàng dưới đất , không cần sạp hàng cao to.
+ Chợ phiên là dịp người dân trao đổi hàng hóa.
+ Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập
+ Hàng hóa phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương ( rau, khoai, trứng , cá, ...) và một số mặt hàng từ nơi khác đưa đến phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ Người bán và người mua chủ yếu là người dân địa phương.
+ Ngày họp chợ của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau nhằm thu hút nhiều người đến mua hàng và bán hàng.
- Quan sát các hình trên, em hãy mô tả về cảnh chợ phiên ?
Đây là cảnh một chợ phiên. Người dân đi chợ rất đông. Chợ không có nhà hàng to để bán hàng, mà có những túp lều lợp bằng rơm rạ do người dân nơi đây tự dựng lên, chợ có nhiều hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được như ( rau, khoai, trứng, cá, thịt, ...và một số mặt hàng từ nơi khác đưa đến phục vụ cho sản xuất và đời sống. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất . Ai đi chợ cũng rất vui.

Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013

Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)

4. Chợ phiên
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề.
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.

Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo)

III. Củng cố :
Trò chơi : rung chuông vàng
- Luật chơi : Các em sẽ viết vào bảng con đáp án trả lời đúng nếu viết đáp án sai thì sẽ bị loại không được chơi tiếp nữa.
Câu 1: Người thợ có tay nghề giỏi, làm ra các sản phẩm thủ công đẹp được gọi là gì ?
0
1
2
3
4
5
Hãy khoanh vào đáp án đúng nhất
Câu 2: Tên một địa phương nổi tiếng với các sản phẩm gốm ở nước ta ?
0
1
2
3
4
5
Hãy khoanh vào đáp án đúng nhất
Câu 3 : Em hãy cho biết nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập theo các ngày định kỳ trong tháng ở đồng bằng Bắc Bộ gọi là chợ gì ?
0
1
2
3
4
5
Hãy khoanh vào đáp án đúng nhất
VI. Dặn dò:
Về nhà học thuộc bài học sách giáo khoa trang 108.
Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về thủ đô Hà Nội để chuẩn bị học bài: “ Thủ đô Hà Nội ” .
Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
( Tiếp theo )
Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe hạnh phúc.
Chúc các em học sinh ngoan, học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)