Bài 12. Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Bích | Ngày 09/05/2019 | 157

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
Giờ học Ngữ vănllớp 9a4

KIỂM TRA BÀI CŨ
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Ẩn dụ
Nhân hóa
Nói quá
->Thể hiện đầy ấn tượng Thúy Kiều - một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nội dung:
+ Nhóm 1: Bài tập 1,2,6/SGK, tr158
+ Nhóm 2: Bài tập 3,4/ SGK, tr158
6. Bài tập 5/159: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
->Các SVHT trên được đặt tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn dựa vào đặc điểm của SVHT được gọi tên.

Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẫn đỏ tấy lên; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (Ba Khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tìm đỏ, làm mắm xé tỏi trộn ớt ăn rất ngon).
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
->Năm ví dụ: cà tím, chim tu hú, chim lợn, cá mực, ớt chỉ thiên.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý :
1, Để sử dụng tốt Tiếng Việt trong giao tiếp, cần phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và sử dụng từ thích hợp với nội dung cần biểu đạt.( Bài tập 1+2)
2, Sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ vựng tiếng Việt sẽ làm cho câu văn, lời thơ sinh động, gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật nội dung muốn nói. (Bài tập 3+4)
3, Dùng từ ngữ có sẵn kết hợp với đặc điểm của sự vật để đặt tên cho một nội dung mới cũng là cách phát triển từ vựng tiếng Việt. (Bài tập 5)
4, Sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng.(Bài tập 6)

Đọc hai câu thơ sau trong bài thơ của Phạm Tiến Duật :
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim . ”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính )
* Từ trái tim được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ . Trái tim chỉ người lính lái xe với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam .

Từ trái tim trong câu thơ được dùng
theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?


Từ trái tim trong câu thơ được dùng
theo nghĩa chuyển .


Từ trái tim trong câu thơ dùng
theo nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo
phương thức hoán dụ :
trái tim chỉ con người, người lính lái xe.

a) Bài học: Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
b) Bài mới: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Đọc văn bản / 160,161
-Trả lời các câu hỏi /160,161
c)Trả bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)