Bài 12. Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Chia sẻ bởi Trần Văn Bằng | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện: Trần Văn Bằng
Trường THCS Kim Trung
Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo về dự giờ, tham lớp
Môn: Ngữ văn 9
Từ vựng
Thuật ngữ
Từ mượn
Sự phát triển
Trường từ
Cấp độ khái
Từ đồng âm
Hiện tượng
Nghĩa của từ
Thành ngữ
Từ nhiều nghĩa
chuyển nghĩa
của từ
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
quát nghĩa của
từ ngữ
vựng
của từ vựng
Từ Hán Việt
Biệt ngữ
xã hội
Bài 1. So sánh hai dị bản của câu ca dao:
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
- Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
- Gật đầu: Cử chỉ cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần để tỏ thài độ đồng tình, tán thưởng.
gật gù
* Hiểu chính xác, đầy đủ nghĩa và cách dùng từ.
Bài 2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau đây:
Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói:
Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.
Vợ nghe thấy liền than thở:
- Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ!
* Dùng biện pháp tu từ hoán dụ : lấy bộ phận chỉ tổng thể: chân (bộ phận cơ thể người) dùng để chỉ người.
Bài 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí)
Nghĩa gốc: miệng, chân, tay
Nghĩa chuyển: vai, đầu
vai -> Hoán dụ
đầu -> ẩn dụ
*Vận dụng những kiến thức đã học, em hãy phân tích nét nổi bật của việc dùng từ ngữ trong những câu sau:
a) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
b) Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,
Nguyễn Khoa Điềm)
(ánh trăng, Nguyễn Duy)
Thảo luận
* Mặt trời
của bắp: mặt trời của thiên nhiên.
của mẹ: hình ảnh ẩn dụ -> đứa con đã trở thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ.
* Trăng
tròn vành vạnh: quá khứ đầy đặn, đẹp đẽ
im phăng phắc: nghiêm khắc nhắc nhở
Giật mình: ăn năn, tự trách, tự nhắc nhở bản thân
Bài 4. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, áo đỏ)
Nhóm từ: đỏ, xanh, hồng (cùng trường nghĩa)
Nhóm từ: lửa, cháy, tro (cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ với lửa)
Hai trường từ vựng cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên một hình tượng về "chiếc áo đỏ" bao trùm không gian và thời gian.
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách dùng những từ ngữ có sẵn với một nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm
Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt
* Những sự vật, hiện tượng được gọi theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng:
Cá mực, cá kiếm, cá quả, các chuối, chim cú mèo, chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi, .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Bằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)