Bài 12. Sự nổi

Chia sẻ bởi Thành Nhân | Ngày 29/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Sự nổi thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Nhóm 11
Thành Nhân
Thảo My
Ngân Giang
Khánh Tâm
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Lực đẩy Ác-si-mét là gì? Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét
-Một vật nhúnng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là Lực đẩy Ác-si-mét.
-Công thức : FA = d.V.
*Trong đó
- FA là lực đẩy Ác-si-mét, đơn vị đo là N
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị đo là: N/m3
- V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đv đo là m3
Câu 2: Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật, cho TLR của nước là 10000 N/m3.
A. 567N. B. 10,5N. C. 0,54N. D. 10N
Hướng dẫn giải:
Thể tích của vật: V =
-Vì vật được nhúng hoàn toàn trong nước nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật.
-Lực đẩy Ác si mét do nước tác dụng lên vật là:
FA = d.V= 10^4.54.10^-6 = 0,54(N)
Đặt vấn đề:


Tại sao khi thả vào nước thì hòn bi gỗ nổi, còn hòn bi sắt lại chìm?
Vì hòn bi gỗ nhẹ hơn
Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi, còn hòn bi thép lại chìm?
?!
Vì sao băng lại có thể nổi trên mặt nước?
Bài học hôm nay sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. :)
Bài 12: Sự Nổi
I - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM
C1: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương và chiều của chúng có giống nhau không?
TL: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của:
-Trọng lực P
-Lực đẩy Ác–si–mét FA.
Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều
I - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM
Bài 12: Sự Nổi
C2: Có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét FA:
P > FA
P = FA
P < FA
Hãy vẽ các vectơ lực tương ứng với ba trường hợp trên
Bài 12: Sự Nổi
I - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM
C2: Có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét FA:
Hãy vẽ các vectơ lực tương ứng với ba trường hợp trên
P > FA
P = FA
P < FA
Vật sẽ ……
Vật sẽ ………
…………..
Vật sẽ ………
…………..
nổi lên mặt thoáng
lơ lửng trong chất lỏng
chìm xuống đáy bình
I - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM
Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống khi: P > FA
+ Vật lơ lửng (đứng yên) khi: P = FA
+ Vật nổi lên khi: P < FA
II - ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG
C3: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
Trả lời : Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì :
Pg? < FA
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-Si-Mét có bằng nhau không? Tại sao?
Trả lời : Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước và đứng yên lúc này : Pgỗ = FA vì 2 lực này cân bằng với nhau .
C5: Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức: FA = d.V .Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chổ
B. V là thể tích của cả miếng gỗ
C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước
D. V là thể tích được gạch chéo trong hình
Ghi Nhớ:
-Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
-Trong đó:
+V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích vật).
+d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Tổng kết
Tổng kết
1.Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống khi: P > FA
+ Vật lơ lửng (đứng yên) khi: P = FA
+ Vật nổi lên khi: P < FA
2.
-Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét:

*Trong đó:
+V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích vật)
+d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Kiến thức cần nhớ
FA = d.V
III - VẬN DỤNG
C6 : Biết P = dV . V ( trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật , V là thể tích của vật ) và FA = dl . V ( trong dl là trọng lượng riêng của chất lỏng ), hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì :
- Vật sẽ chìm xuống khi : dv > dl
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi : dv = dl
- vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi : dv < dl
Trả lời :
Ta có : P = dv.V;  FA = dl.V
-Vật chìm xuống khi : 
P > FA => dv.V > dl.V => dv > dl
-Vật lơ lửng trong chất lỏng khi : 
P = FA => dv.V = dl.V => dv = dl
-Vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng khi : 
P < FA => dv.V < dl.V => dv < dl
C7: Tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm?
TRẢ LỜI
- Hòn bi làm bằng thép có trọng lượng riêng 78000N, lớn hơn trọng lượng riêng của nước 10000N nên bị chìm.
- Tàu làm bằng thép nhưng được thiết kế sao cho có các khoang rỗng để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.
C8: Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao?
TRẢ LỜI
Hòn bi thép nổi lên vì:
dthép = 78000 N/m3
d thủy ngân = 136000 N/m3
? d thép < d thủy ngân
C9: Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống đáy bình còn vật N lơ lửng trong nước. Gọi PM, FAM là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật M; PN, FAN là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật N. Hãy chọn dấu “=”; “>”; “<” thích hợp cho các ô trống.

FAM  FAN FAM  PM FAN  PN PM  PN
=
>
=
<
Trả lời câu hỏi đầu bài:
Ta có: dbăng = 920 kg/m³
dnước=1000 kg/m³
=> dbăng < dnước
Vì vậy nên băng có thể nổi trên mặt nước
Khí cầu bay được lên cao là nhờ đâu?
Do được bơm khí nhẹ nên trọng lượng riêng của khí cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí. Khí cầu dễ dàng bay lên.
Ta có ddầu = 8000N/m3
dnước = 10000N/m3
Nên ddầu < dnước
Nếu trộn lẫn dầu với nước (dầu không hòa tan vào nước), thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Dầu sẽ nổi trên mặt nước.
Hiện tượng nổi,lơ lửng,chìm cũng xảy ra khi các chất lỏng hay chất khí không hòa tan với nhau được trộn lẫn.
Có thể em chưa biết
Thả người xuống biển Chết không bao giờ chìm . Do:
dngười khoảng 11214N/m3
dnước khoảng 11740 N/m3
 dngười Tàu ngầm chìm khi bơm đầy nước vào khoang.
Tầu ngầm nổi khi xả hết nước trong khoang
Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nổi trên mặt nước.
Lớp dầu này ngăn cản việc hoà tan ôxi vào nước. Vì vậy, sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết
 Biện pháp: Đảm bảo an toàn trong vận chuyển dầu lửa, có biện pháp kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu
Sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải lớn (NO, CO2, SO2…) đều nặng hơn không khí nên có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất.
Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người
Biện pháp: Lưu thông không khí (sử dụng quạt gió, xây dựng nhà xưởng thông thoáng, xây dựng các ống khói…). Hạn chế khí thải độc hại
BÀI TẬP THÊM:
Bài 1. Một vật nằm trong một chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
A.Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới còn lực đẩy Ác-si-mét có chiều từ dưới lên trên.
B.Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng và cùng chiều từ trên xuống dưới.
C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy duy nhất là lực đẩy Ác-si-mét.
D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực P.
Bài 2. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cườngđộ.
A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dV > dl
B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần mặt chất lỏng khi dV = dl
C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nằm im tại đáy khi dV > dl
D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi dV = 2dl
Bài 3. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv, vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là dl thì
TO BE CONTINUE :>
A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. bằng trọng lượng của vật .
D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật
Bài 4. Khi một vật nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy F có quan hệ như thế nào?
A. P < F. B. P ≥ F. C. P > F. D. P = F.
Bài 5. Một vật có khối lượng riêng D = 400kg/m3 thả trong một cốc đựng nước có khối lượng riêng D` = 1000kg/m3. Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước?
A. 40% B. 30% C. 35% D. 45%
A. nhẫn chìm vì dAg < dHg                  
B. nhẫn nổi vì dAg < dHg
C. nhẫn chìm vì dAg < dHg                  
B. nhẫn nổi vì dAg < dHg
Bài 6. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì
Bài8. Một chai thủy tinh có thể tích 1,5 lít và khối lượng 250g. Phải đổ vào chai ít nhất bao nhiêu nước để chìm nó trong nước ? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Giải
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên chai: FA = Vdn = 15N
Trọng lượng của chai: P = 10m = 2,5N
Để chai chìm trong nước cần đổ vào chai một lượng nước có trọng lượng tối thiểu là:
P’ = FA – P = 12,5N
Thể tích nước cần đổ vào chai là
V’ = P’/dn = 0,00125m3 = 1,25 lít
Bài 7. Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi trên bề mặt chất lỏng?
A. P ≥ F. B. P > F. C. P = F. D. P < F.
Bài 8. Một vật có trọng lượng riêng là d = 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng ngập vật trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là
dn = 10000N/m3.
A. P = 24,375N. B. P = 2437,5N. C. P = 243,75N. D. Một kết quả khác.
Hướng dẫn giải


Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét
F = P – Pn hay dnV = dV – Pn
( P là trọng lượng của vật trong không khí,Pn là trọng lượng của vật trọng nước, V là thể tích của vật )
=> V =
P = V.d =
. d
Trọng lượng của vật ở trong không khí là:
= . 26000 = 243,75 N.

Vậy treo vật ở ngoài trong không khí lực kế chỉ 243,75N
Kết thúc bài học
Dặn dò
-Làm bài tập trong sách bài tập
-Chuẩu bị bài 13
Giúp chúg ta biết được thêm
Những hiện tượng lý thú đúng không nào :>
Bài học hôm nay thật bổ ích
Chúc các em học tốt
Hẹn Gặp Lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thành Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)