Bài 12. Phương pháp thuyết minh
Chia sẻ bởi Thắng Nguyễn |
Ngày 03/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phương pháp thuyết minh thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt Chào mừng
Các thầy cô giáo và các em học sinh !
Ngữ Văn 8
Trường THCS Lê Chân
Phương pháp thuyết minh
GV : Nguyễn Hữu Thắng
1. Văn bản thuyết minh là gì?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
B. Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể.
C. Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất ... của sự vật hiện tượng.
2. Yêu cầu về tri thức trong văn bản thuyết minh là gì?
A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
B. Mang tính thời sự nóng bỏng.
C. Uyên bác, chọn lọc.
D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
3. Trong các văn bản sau văn bản nào là văn bản thuyết minh?
A. Tôi đi học. B. Lão Hạc.
C. Hai cây phong D. Ôn dịch thuốc lá.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm các bài văn thuyết minh
Ghi nhớ 1.
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện, không quan trọng.
Trong các cách sau, cách nào không cần thiết trong việc tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh :
a. Tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh.
b. Phải xem phim ảnh về vấn đề thuyết minh.
c. Phải thu thập tài liệu.
d. Chú ý thời điểm xuất bản để cập nhật thông tin.
e. Đến tận nơi thăm quan và tìm hiểu
f. Sáng tác các bài thơ , câu chuyện có liên quan.
Huế
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể nên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông ba, ...
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè vườn cây ăn quả, của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. Huế còn là một thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
Địa lí
Sông Hương
Trường Quốc Học Huế
Đường Hồ Chí Minh
qua Huế
Đường vào kinh thành
Huế
Khu lăng tẩm
Đồi Thiên Mụ
Văn hoá
Cầu Tràng Tiền
Khu chùa chiền
Chợ Huế
Cố đô
Di tích văn hoá
ẩm thực
Bún bò Huế
Ghi nhớ 2
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩ, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...
Bài tập 1: Tác giả bài "Ôn dịch, thuốc lá" đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.
Phạm vi tìm hiểu vấn đề:
+ Kiến thức của một bác sĩ: "Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc ... Ngày càng sút kém"
+ Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội: "Có người bảo ...nêu ra gương xấu"
+ Tri thức của một người có tâm huyết đối với các vấn đề xã hội và bức xúc: "Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ...lại thêm ôn dịch thuốc lá này"
Phạm vi vấn đề và phương pháp thuyết minh
Vận dụng phương pháp đã học, viết đoạn văn thuyết minh
Bài tập 3
Đọc văn bản thuyết minh sau và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Ngã ba đồng lộc
Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đương tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24-7-1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khi vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.
Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các nút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
Ngày nay Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.
(Báo Quân đội nhân dân, 1975)
Bài tập 3
Đọc văn bản thuyết minh sau và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
a. Kiến thức.
- Về lịch sư, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt.
- Về quân sự: trong những trận phá bom.
Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.
b. Các phương pháp thuyết minh.
+ Dùng số liệu: 20 km, 44 trọng điểm, Liên tục 116 ngày đêm, sau 18 lần ....
+ Sự kiện cụ thể: về Ngã ba Đồng Lộc.
+ Liệt kê: san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại. ... bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các nút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?
A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích.
B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại.
C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê dùng số liệu.
D. Cần phối hợp sử dụng các phương pháp trên.
Đáp án : D
Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:" Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu"
A. Phân tích.
B. Định nghĩa.
C. Liệt kê.
D. So sánh
Đáp án D
Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm các bài tập còn lại vào vở bài tập
Học thuộc phần ghi nhớ.
- Soạn bài: "Bài toán dân số"
Các thầy cô giáo và các em học sinh !
Ngữ Văn 8
Trường THCS Lê Chân
Phương pháp thuyết minh
GV : Nguyễn Hữu Thắng
1. Văn bản thuyết minh là gì?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
B. Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể.
C. Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất ... của sự vật hiện tượng.
2. Yêu cầu về tri thức trong văn bản thuyết minh là gì?
A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
B. Mang tính thời sự nóng bỏng.
C. Uyên bác, chọn lọc.
D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
3. Trong các văn bản sau văn bản nào là văn bản thuyết minh?
A. Tôi đi học. B. Lão Hạc.
C. Hai cây phong D. Ôn dịch thuốc lá.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm các bài văn thuyết minh
Ghi nhớ 1.
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện, không quan trọng.
Trong các cách sau, cách nào không cần thiết trong việc tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh :
a. Tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh.
b. Phải xem phim ảnh về vấn đề thuyết minh.
c. Phải thu thập tài liệu.
d. Chú ý thời điểm xuất bản để cập nhật thông tin.
e. Đến tận nơi thăm quan và tìm hiểu
f. Sáng tác các bài thơ , câu chuyện có liên quan.
Huế
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể nên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông ba, ...
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè vườn cây ăn quả, của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. Huế còn là một thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
Địa lí
Sông Hương
Trường Quốc Học Huế
Đường Hồ Chí Minh
qua Huế
Đường vào kinh thành
Huế
Khu lăng tẩm
Đồi Thiên Mụ
Văn hoá
Cầu Tràng Tiền
Khu chùa chiền
Chợ Huế
Cố đô
Di tích văn hoá
ẩm thực
Bún bò Huế
Ghi nhớ 2
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩ, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...
Bài tập 1: Tác giả bài "Ôn dịch, thuốc lá" đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.
Phạm vi tìm hiểu vấn đề:
+ Kiến thức của một bác sĩ: "Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc ... Ngày càng sút kém"
+ Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội: "Có người bảo ...nêu ra gương xấu"
+ Tri thức của một người có tâm huyết đối với các vấn đề xã hội và bức xúc: "Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ...lại thêm ôn dịch thuốc lá này"
Phạm vi vấn đề và phương pháp thuyết minh
Vận dụng phương pháp đã học, viết đoạn văn thuyết minh
Bài tập 3
Đọc văn bản thuyết minh sau và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Ngã ba đồng lộc
Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đương tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24-7-1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khi vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.
Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các nút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
Ngày nay Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.
(Báo Quân đội nhân dân, 1975)
Bài tập 3
Đọc văn bản thuyết minh sau và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
a. Kiến thức.
- Về lịch sư, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt.
- Về quân sự: trong những trận phá bom.
Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.
b. Các phương pháp thuyết minh.
+ Dùng số liệu: 20 km, 44 trọng điểm, Liên tục 116 ngày đêm, sau 18 lần ....
+ Sự kiện cụ thể: về Ngã ba Đồng Lộc.
+ Liệt kê: san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại. ... bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các nút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?
A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích.
B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại.
C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê dùng số liệu.
D. Cần phối hợp sử dụng các phương pháp trên.
Đáp án : D
Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:" Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu"
A. Phân tích.
B. Định nghĩa.
C. Liệt kê.
D. So sánh
Đáp án D
Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm các bài tập còn lại vào vở bài tập
Học thuộc phần ghi nhớ.
- Soạn bài: "Bài toán dân số"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thắng Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)