Bài 12. Ôn dịch, thuốc lá

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thành Be | Ngày 02/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ôn dịch, thuốc lá thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS PHONG DỤ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
Chào mừng các thầy cô giáo
về dự giờ thăm lớp 8a
Chuyên đề
GV: Nguyễn Văn Thành
Khám phá
- Mỗi năm thuốc lá giết chết khoảng 5 triệu người.
- Mỗi ngày có hơn 1 vạn người chết vì thuốc lá.
- Cứ 8 giây lại có một người chết vì thuốc lá.
ôn dịch, thuốc lá
Tiết 46: Văn bản:
- Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) quê ở tỉnh Hà Tĩnh, là nhà hoạt động chính trị -xã hội uy tín. Người am hiểu về nhiều lĩnh vực KHTN và KHXH, đặc biệt là y học. Là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người.
- Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng nhà nước quyển “Việt Nam - Một thiên lịch sử”
Bác sĩ -GS Nguyễn Khắc Viện
chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định. Từ này thường dùng làm tiếng chửi rủa (như: Đồ ôn dịch !)
- Ôn dịch:
lớp tế bào ở ngoài cùng có thể tiết chất nhầy trong một số hốc của cơ thể như mũi, miệng, cổ họng, ...; lông rung: có cấu trúc hình lông trên bề mặt của niêm mạc, có tác dụng loại thải các chất hoặc vật lạ không cần thiết hay có hại đối với cơ thể.
- Niêm mạc:
ôn dịch, thuốc lá
Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS:
-> Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Phần 2: “Ngày trước ... con đường phạm pháp”:
-> Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Phần3: Phần còn lại:
-> Lời kêu gọi chống thuốc lá.
Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện những ôn dịch khác.
Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động:
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
- Mỗi ngày có hơn 10.000 người chết vì thuốc lá, có gần 5.000 người chết vì AIDS.
(theo WHO)
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:
“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.
“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
Thứ giặc gặm nhấm vô hình
(không nhận ra ngay)
Tằm
Dâu
So sánh:
(giặc)
(khói thuốc lá)
(ta)
(sức khoẻ con người)
ăn
Gặm nhấm
? Hút thuốc lá gây ra những tác hại gì đối với sức khỏe ?
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu, không cho chúng tiếp cận ô xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.
Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạnh co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bênh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối u ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.
[...] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !
Xin đáp lại: Hút thuốc lá là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.
Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện hút cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.
Tội nghiệp thay những cái thai còn trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !
? TG đã bộc lộ cảm xúc và thái độ gì trước những hậu quả của thuốc lá mà người hút gây ra ?
Viêm phế quản
Không cần nhắc đến những việc nghiêm trọng như vậy, chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người cũng đã làm mất bao nhiêu ngày công lao động và làm tổn hao sức khoẻ cộng đồng (.....)
Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu ..
[...] Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Chỉ có khác là với một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua môt bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải phút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng, chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng, chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp.
[...] Ngày nay đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”.
[...] Ngày nay đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”.
Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này ! Nghĩ đến mà kinh ! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá”:
b. Thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
c. Cả hai phương án trên
a. Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học
Chưa đúng hết
Bạn đã chọn đúng
Chưa đúng hết
Câu 2: Nội dung chính của văn bản “Ôn dịch thuốc lá” là:
b. Nguy hiểm hơn ôn dịch bởi tác hại của thuốc lá không dễ nhận biết, nó tác hại nhiều mặt tới cá nhân, gia đình và xã hội.
d. Cả ba phương án trên
a. Cũng như ôn dịch, thuốc lá dễ lây lan và gây nguy hại tới sức khỏe và tính mạng con người.
Chưa đúng hết
Bạn đã chọn đúng
Chưa đúng hết
c. Cần có quyết tâm cao để chống lại thuốc lá
Chưa đúng hết
4. Tổng kết:
4.2 Nội dung:
- Cũng như ôn dịch, thuốc lá dễ lây lan và gây nguy hại tới sức khỏe và tính mạng con người.
- Nguy hiểm hơn ôn dịch bởi tác hại của thuốc lá không dễ nhận biết, nó tác hại nhiều mặt tới cá nhân, gia đình và xã hội => Cần có quyết tâm cao để chống lại thuốc lá
4.1 Nghệ thuật:
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học
- Thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
4.3 Ghi nhớ: (SGK.122)
4. Vận dụng:
- Xử lý tình huống thực tế:
“Đóng vai một sinh viên trường y (đang nghỉ hè). Ở gia đình, thấy bố hút thuốc lá”.
Em hãy tuyên truyền, động viên bố để bố bỏ thuốc lá ?”
- GV đóng vai người cha; HS đóng vai người con !
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm các bài tập: 1, 2 SGK.122 và đọc bài đọc thêm !
- Chuẩn bị bài sau: Câu ghép (tiếp)
xin chân thành cảm ơn
thầy cô và các em
QUYẾT TÂM: NÓI KHÔNG VỚI THUỐC LÁ
? Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thành Be
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)