Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Chia sẻ bởi Võ Văn Chi | Ngày 04/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài 12 :
Tiết 12:
Một số giun dẹp khác
và đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Gv:võ văn chi
NGàY DạY: 03/10/2011
Nêu đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? Cách phòng bệnh sán lá gan?
Kiểm tra bài cũ
Vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan?
Mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm.
Giác bám phát triển .
Thành cơ thể có khả năng chun giãn, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Nhánh ruột phát triển, chưa có hậu môn.
Lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều trứng.
? Cách phòng bệnh: Diệt ốc, xử lý phân, diệt trứng, xử lý rau để diệt kén.
? Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:
Vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan:
Trâu bò
Trứng
ấu trùng
ốc
ấu trùng có đuôi
Môi trường nước
Kết kén
Bám vào cây rau, bèo
Một số giun dẹp khác
và đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Tiết 12:
I. Một số giun dẹp khác
I. Một số giun dẹp khác
Sán lá gan
I. Một số giun dẹp khác
Các em hãy chọn lựa vật chủ kí sinh của các loài trong hình.
thảo luận để tìm hiểu :
? Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào của các vật chủ này . Vì sao ?
? Để phòng chống giun dẹp kí sinh , cần phải ăn uống , giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc
Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi.
I- MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC :
Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận giàu chất dinh dưỡng của cơ thể người và động vật :
sán lá gan ( ở máu người ) ,
sán bã trầu ( ở ruột lợn ) ,
sán dây ( ở ruột non người và cơ bắp trâu bò ) .

? Để phòng chống giun d?p kí sinh phải:
ăn uống vệ sinh :
thức ăn nấu chín ,
uống nước sôi để nguội .
Ngay cả tắm rửa cũng cần chọn chỗ nước sạch .
Tiết 12 : MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP
? Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và động vật ?
III. Bài tập: Hãy chọn những câu trả lời đúng.
? Ngành giun dẹp có những đặc điểm sau:
Cơ thể có dạng túi.
Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
Ruột hình túi chưa có lỗ hậu môn.
Ruột phân nhánh chưa có lỗ hậu môn.
Cơ thể chỉ có một phần đầu và đế bám.
Một số kí sinh có giác bám.
Cơ thể phân biệt đầu, lưng, bụng.
Trứng phát triển thành cơ thể mới.
?
?
?
?
Em có biết
Trang 46(sgk)
Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ
 1.Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước
2.Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi.
3.Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước.
4.Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá.
5.Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
6.Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày.
Chu kỳ phát triển của sán lá phổi
1Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước.
2. Ở môi trường nước trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông.
3. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi.
4.Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua.
5.Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn: ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó.
6. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.
Chu kỳ phát triển của sán dây
1. Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người. Sán lưỡng tính và những đốt sán ra ngoài môi trường bị thối rữa giải phóng trứng.
2.Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán.
3.Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng; ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, gọi là "bò gạo", "lợn gạo".
4.Người ăn phải thịt "bò gạo", "lợn gạo" còn sống thì ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành.
5.Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ. Sán lớn lên và phát triển bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ đốt cổ và sán dài dần ra.
? Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán ?
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn gạo, bò gạo.
Không ăn các loại hải sản chưa được nấu chín
DặN Dò
Học thuộc bài.
Vẽ hình;12.1,12.2,12.3 sgk tyrang 44.
Làm các bài tập trang 30&31 vở bài tập sinh 7
Nghiên cứu bài(Giun Đũa) theo nội dung các câu hỏi trang 32,33 vở bài tập sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)