Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 04/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:




NĂM HỌC 2014- 2015
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
SINH HỌC 7
Kiểm tra bài cũ
Đáp án:
Trình bày nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan?
- Nơi sống: Kí sinh trong gan và mật trâu bò.
- Cấu tạo: + Cơ thể hình lá, dẹp đối xứng 2 bên,
có màu đỏ máu.
+ Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám
phát triển.
- Di chuyển: Chui rúc, luồn lách trong môi trường
kí sinh.
HÌNG DẠNG CỦA SÁN LÁ GAN
VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ GAN
BÀI 12
MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
Sán lá máu
Sán bã trầu
Sán dây
B
C
SÁN DÂY HEO

Dài từ 2 - 4 m, có thể dài tới 7 - 8 m Đầu: nhỏ giống hình cầu có bốn góc, có bốn hấp khẩu, chiều ngang của đầu khoảng 1 mm, trên cùng đầu hơi nhô lên gọi là chủy có hai vòng móc từ 25 - 30 móc.
Cổ: mảnh và ngắn dài khoảng 5mm.
Đốt sán
Non: gần cổ có chiều ngang rộng.
Giữa: trưởng thành có chiều dài và chiều ngang gần bằng nhau.
Cuối: già chiều ngang bằng nữa chiều dài, tử cung chạy dọc theo giữa đốt và phân nhánh thường có khoảng 7 - 12 nhánh. những đốt già được bài xuất theo phân mỗi lần từng nhóm khoảng 4-5 đốt không khi nào tự động ra ngoài
Sán trưởng thành sống trong ruột. Sán dây sinh sản tạo đốt bằng cách nẩy chồi từ đốt cổ. Đốt thối rửa giải phóng trứng, mỗi đốt có khoảng 40.000 trúng. Trứng phát triển bên trong có ấu trùng 6 móc.
Nếu người ăn phải kén sán chưa nấu chín vào ruột , ấu trùng sẽ lộn đầu sán ra khỏi bọc bám vào ruột non và trưởng thành sau 8-10 tuần. Sán dảy heo có thể sống đến 25 năm
Hình dáng ngoài của sán dây heo
Chu kì phát triển của sán dây heo (bo �)
Chu kỳ khác
SÁN LÁ PHỔI:
Hình dẹt dài, giống hạt cà phê,có thể nhìn thấy bằng mắt thường, sống trong gan, ống mật người. Đặc biệt trứng sán lá phổi có nắp.
Trứng theo đờm ra ngoài, phát triển trong nước, ấu trùng lông ký sinh tiếp ở ốc, ấu trùng đuôi tìm sống ký sinh ở ngực tô�m, cua nước ngọt. Người nhiễm sán khi ăn vào ruột, mang trùng xuyên qua xoang bụng, màng phổi để vào phổi.
Bệnh ấu trùng: Tác hại của bệnh do ấu trùng tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng. Ấu trùng có thể gặp ở cơ chi, cơ mặt, não, tim, mắt... Bệnh ấu trùng thường nguy hiểm hơn sán trưởng thành.
Tác hại
Gây bệnh thâm nhiễm phổi và ho ra máu ở người.
Có thể gây chết người nếu không phát hiện đúng bệnh và chữa trị kịp thời. n?u sán kí sinh ? não thu?ng gây nên nh?ng con đ?ng kinh, n?u sán kí sinh ? gan thu?ng gây nên ap-xe gan.
Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Giun dẹp thường ký sinh ở trong những bộ phận như máu, ruột non và gan của người và động vật. Vì ở những nơi đó giàu chất dinh dưỡng
THẢO LUẬN NHÓM
Để phòng tránh giun dẹp ký sinh, cần ăn uống vệ sinh thế nào cho người và gia súc?
Suy nghĩ 2 phút, sau đó kể tiếp câu chuyện sau, thời gian kể tiếp là 1 phút.
Nam đi đá bóng
Nam bị trầy chân
Nóng, Nam xuống ao nước bẩn tắm
Mối nguy hiểm từ ngành giun dẹp có thể đến với bạn Nam như thế nào?
DẶN DÒ
- Phân biệt hình dạng, cấu tạo, phương thức sống của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.
- Nêu những tác hại và cách phòng chống giun dẹp ký sinh.
- Đọc ghi nhớ và mục “Em có biết”.
- Trả lời câu hỏi 1, 2/46 SGK vào vở bài tập
- Xem trước tiết 13: “Ngành giun tròn. Giun đũa”:
Giun đũa sống ở đâu? Cấu tạo và di chuyển như thế nào? Vòng đời và cách phòng tránh giun đũa?
DẶN DÒ
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 46 SGK.
Đọc “Em có biết”
Tìm hiểu bài 13: Giun đũa
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)