Bài 12. Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Chia sẻ bởi Nguyển Thành Đjat |
Ngày 08/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ:
* Điền vào phiếu học tập những kiến thức cơ bản về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
Tác dụng
Nội dung
Hình thức
Người viết (kể) và nhân vật nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng các lý lẽ dẫn chứng để người đọc( người nghe) phải suy ngẫm về vấn đề nào đó.
- Thường xuất hiện trong các cuộc đối thoại, độc thoại.
- Thường dùng các từ ngữ và kiểu câu mang tính chất lập luận.
-Thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.
- Làm cho câu chuyện thêm tính triết lý.
Tiết 60 - Tập làm văn:
luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
1. Bài tập 1: (SGK tr 160) Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn
Yếu tố nghị luận:
- "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
- . mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Yếu tố nghị luận làm câu chuyện hay hơn, sâu sắc hơn,
vấn đề được kể sẽ lắng đọng hơn .
2. Sự khác nhau giữa hai loại văn bản:
Văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Người viết phải xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Nội dung ý lớn, ý nhỏ phải gắn bó với nhau trong toàn bài.
Chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống, sự việc hay với nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện.
1.Bài tập 1: Câu chuyện : " Cuộc họp lớp ấm tình người"
Hãy thêm vào đoạn văn yếu tố nghị luận để câu chuyện hoặc lời nói tăng thêm phần triết lý, có ý nghĩa giáo dục về lòng nhân ái?
Ví dụ: ........
Chi đội trưởng Ngọc Anh xúc động nói:
- Thay mặt Ban chỉ huy chi đội, tôi xin cảm ơn các bạn. Các bạn ạ, " một miếng khi đói bằng một gói khi no". Khi chúng ta biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau của đồng loại là chúng ta đã biết sống nhân văn hơn, chúng ta đã biết xây dựng lòng nhân ái với những nghĩa cử cao đẹp trong lòng đồng bào ta . Tình người luôn nằm sâu đằng sau mỗi món quà vật chất nặng nghĩa tình. Chúng tôi sẽ gửi đến đúng địa chỉ những người bạn của chúng ta món quà vô giá này.
2.Bài tập 1 ( SGK tr161):
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
Gợi ý:
Buổi sinh hoạt đó diễn ra như thế nào? ( Thời gian? Địa điểm? Ai là người điều khiển? Không khí của buổi sinh hoạt ra sao?...)
Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em phát biểu về vấn đề gì? Tại sao em lại phát biểu về vấn đề đó?
Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào?( Lý lẽ và dẫn chứng của em để thuyết phục các bạn?)
Bài tập 2
Ví dụ: Sáng nay, trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề " Ai là người bạn tốt nhất?", lớp trưởng Cẩm Tú sau khi nhận xét chung tình hình của lớp trong tháng, bạn đã thông qua kết quả đánh giá 5 người bạn tốt nhất do các tổ bình bầu. Cẩm Tú vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay đồng thanh nhất trí. Nhưng riêng lòng tôi cứ day dứt về trường hợp của Nam. Nam không được Ban cán bộ lớp xét duyệt vì lý do bạn đi học muộn một buổi trong tuần chào mừng ngày NGVN. Sau khi cân nhắc, suy nghĩ, tôi quyết định phát biểu ý kiến của mình về trường hợp của Nam. Tôi nói:
- Thưa các bạn, lớp ta ai cũng biết Nam là một học sinh học giỏi, một cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nam vốn ít nói, nhưng lại rất chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn một cách âm thầm như giảng lại bài cho bạn Thanh bị ốm, đưa Vân về tận nhà khi xe bạn bị hỏng giữa trưa hè, chân thành, tế nhị góp ý khi bạn chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra ... Lý do Nam đi học muộn cũng bởi sáng hôm đó, trên đường đi học bạn đã giúp em Hà lớp 6B bị ốm bất thường cấp cứu vào bệnh viện. Tôi nghĩ: người bạn tốt là người không những biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà còn dám thẳng thắn phê bình giúp bạn tiến bộ. Tôi khẳng định: Nam là người bạn rất tốt của chúng ta!
Tôi vừa dứt lời, cả lớp hướng về phía Nam vỗ tay rào rào tán thưởng. Thậm chí có bạn còn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Vâng, phẩm chất người bạn tốt phải thể hiện từ ý nghĩ, cử chỉ đến việc làm cụ thể chứ đâu phải chỉ ở lời nói!
Bài tập 3( bài tập 2 SGK tr 161): Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động ( trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận).
Gợi ý:
a. Người em kể sẽ là ai?
b.Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ trong em? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc như thế nào?
d. Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Trong văn bản tự sự, có thể đan xen những tình tiết chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Đó là những suy ngẫm riêng chân thực, và đem lại sự thú vị cho người đọc.
Yếu tố nghị luận phải được kết hợp một cách hài hoà, tự nhiên với lời kể, cách viết ngắn gọn mà sâu sắc.
Bài tập về nhà:
1.Trong cuốn Khám phá sức mạnh bản thân ( Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007), có một câu chuyện thơ thuật lại lời đối đáp trong gia đình nhà chim như sau:
"- Hãy ra khỏi tổ các con!"
"- Không! Ngoài kia chắc lạnh lắm!"
"- Hãy bay! Đợi đến khi nào nữa?"
"- Không! Chúng con sẽ rơt mất!"
"- Dũng cảm lên, đừng sợ!"
"- Có sao không hả cha?"
Những chú chim bé bỏng
Run rẩy trèo lên tổ
Chim bố cười, xô xuống,
Và chim non biết bay!
Hãy viết lại câu chuyện trên bằng lời kể của em, thêm yếu tố nghị luận trong bài viết, và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm
( Đoạn văn dài khoảng một trang giấy viết.)
Bài tập về nhà:
2.Hãy kể lại một câu chuyện có nội dung nói về một lần mắc lỗi và sự hối hận của mình với cô giáo. ( Trong câu chuyện có sử dụng yếu tố nghị luận.)
Xin trân trọng cảm ơn
các thầy cô giáo và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyển Thành Đjat
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)