Bài 12. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Chia sẻ bởi Đỗ Tiến Sỹ | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo đến dự giờ thăm lớp 9A
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Tiết 57
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Em hãy nêu một vài hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
Sinh ng�y 15-04-1943 trong m?t gia dỡnh trớ th?c cỏch m?ng, quờ ? l�ng An C?u, xó Th?y An, th�nh ph? Hu?.
T?t nghi?p D?i h?c Su ph?m H� N?i nam 1964.
T?ng tr?c ti?p tham gia chi?n d?u t?i quờ huong.
Thu?c th? h? nh� tho tru?ng th�nh trong cu?c khỏng chi?n ch?ng Mi c?a dõn t?c.
L� T?ng thu kớ h?i nh� van Vi?t Nam khúa V, nguyờn ?y viờn B? chớnh tr?, Bớ thu Trung uong D?ng khúa IX, Tru?ng ban Tu tu?ng - Van húa trung uong.
2. Tác phẩm:
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Bài thơ được sáng tác năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Đây cũng là thời kì cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang ở giai đoạn rất cam go, quyết liệt.
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Bài thơ có gì đặc sắc so với các bài thơ cùng thể loại mà em đã học?
Thể thơ tám chữ.
Bài thơ có tính chất như một bài hát ru
Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn?
Nét đặc sắc trong bố cục của bài thơ là gì?
Hai khổ tiếp: Lời ru khi mẹ tỉa bắp
3 đoạn:
Hai khổ cuối: Lời ru khi mẹ chuyển lán, đạp rừng, giành trận cuối.
Hai khổ đầu: Lời ru khi mẹ giã gạo
Mỗi đoạn gồm: lời ru của tác giả (khổ đầu) và lời ru của mẹ (khổ 2).
Mỗi đoạn đều có một số câu lặp lại tạo nên âm điệu vấn vương, dìu dặt của một lời ru.
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhan đề bài thơ
?
Nhan đề bài thơ gợi cho em liên tưởng gì? Tại sao lại là những em bé lớn trên lưng mẹ?
Đồng bào dân tộc Tà Ôi thường có thói quen địu con trên lưng đi làm. Những em bé Tà Ôi cũng lớn lên trên lưng mẹ ( trẻ em miền xuôi nằm nôi nên có hát ru là hát đưa nôi) => nhan đề độc đáo, ấn tượng, phản ánh hiện thực.
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhan đề bài thơ
2. Khúc ru thứ nhất:
?
Thảo luận:
Người mẹ được miêu tả trong hoàn cảnh và công việc như thế nào? Thể hiện qua các chi tiết, từ ngữ nào?
=> Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ Tà Ôi?
Ước mong và tình cảm của người mẹ ra sao?
Biện pháp nghệ thuật trong mỗi đoạn thơ?
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
- Công việc: giã gạo, nuôi bộ đội
=> chịu thương, chịu khó, vô cùng yêu con.
- Ước mong: hạt gạo trắng ngần – mai sau con lớn vung chày lún sân.
Tim hát: lời ru chính là tiếng lòng mẹ, là sự gửi gắm bao yêu thương, hi vọng vào đứa con. Mẹ không chỉ hát bằng lời mà còn hát bằng cả trái tim mình. => nhân hóa.
- Thương a-kay, thương bộ đội.
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhan đề bài thơ
2. Khúc ru thứ nhất:
- Công việc: giã gạo, nuôi bộ đội
- ước mong: hạt gạo trắng ngần – mai sau con lớn vung chày lún sân
3. Khúc ru thứ hai:
…Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi…
- Công việc: tỉa bắp
=> người mẹ nhọc nhằn lao động nhưng đầy niềm tin, kiêu hãnh vì đứa con của mình.
- ước mong: hạt bắp lên đều; mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
- Mặt trời của mẹ: con là mặt trời của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ.=> ẩn dụ.
- Thương a-kay, thương bộ đôi
- Thương a-kay, thương làng đói
- Người mẹ được miêu tả trong hoàn cảnh và công việc như thế nào? Thể hiện qua các chi tiết, từ ngữ nào?
=> Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ Tà Ôi?
Ước mong và tình cảm của người mẹ ra sao?
Biện pháp nghệ thuật trong mỗi đoạn thơ?
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhan đề bài thơ
2. Khúc ru thứ nhất
- Công việc: giã gạo, nuôi bộ đội
ước mong: hạt gạo trắng ngần – mai sau con lớn vung chày lún sân.
3. Khúc ru thứ hai:
- Công việc: tỉa bắp
ước mong: hạt bắp lên đều – mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
4. Khúc ru thứ ba:
…Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…

- Công việc: chuyển lán, đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối
=> Mẹ đã trở thành một chiến sĩ trên trận tuyến chống quân thù.
- Ước mong: được thấy Bác Hồ - mai sau con lớn làm người Tự do
- Thương a-kay, thương đất nước
- Thương a-kay, thương làng đói
- thương a-kay, thương bộ đội
- Người mẹ được miêu tả trong hoàn cảnh và công việc như thế nào? Thể hiện qua các chi tiết, từ ngữ nào?
=> Em có nhận xét gì về hình ảnh người mẹ Tà Ôi?
Ước mong và tình cảm của người mẹ ra sao?
Biện pháp nghệ thuật trong mỗi đoạn thơ?
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Khúc ru thứ nhất:
- Công việc: giã gạo, nuôi bộ đội
ước mong: hạt gạo trắng ngần – mai sau con lớn vung chày lún sân.
3. Khúc ru thứ hai:
ước mong: hạt bắp lên đều – mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
- Công việc: chuyển lán, đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối
- ước mong: được thấy Bác Hồ - mai sau con lớn làm người Tự do
- Thương a-kay, thương đất nước
4. Khúc ru thứ ba:
- Công việc: tỉa bắp
1. Nhan đề bài thơ
Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hoàn cảnh, công việc với ước mong, tình cảm của người mẹ qua các khúc ru?
- thương a-kay, thương bộ đội
- Thương a-kay, thương làng đói
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Khúc ru thứ nhất:
3. Khúc ru thứ hai:
4. Khúc ru thứ ba:
1. Nhan đề bài thơ
Giã gạo, nuôi bộ đội
hạt gạo trắng ngần;
mai sau con lớn vung chày lún sân.
Thương a-kay, thương bộ đội
Tỉa bắp
hạt bắp lên đều ; mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
Thương a-kay, thương làng đói
Chuyển lán, đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối
được thấy Bác Hồ; mai sau con lớn làm người Tự do
Thương a-kay, thương đất nước
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Khúc ru thứ nhất:
3. Khúc ru thứ hai:
4. Khúc ru thứ ba:
1. Nhan đề bài thơ
Giã gạo, nuôi bộ đội
hạt gạo trắng ngần;
mai sau con lớn vung chày lún sân.
Thương a-kay, thương bộ đội
hạt bắp lên đều ; mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
Thương a-kay, thương làng đói
Chuyển lán, đạp rừng, địu em đi để giành trận cuối
được thấy Bác Hồ; mai sau con lớn làm người Tự do
Thương a-kay, thương đất nước
Tỉa bắp
Mối liên hệ tự nhiên và chặt chẽ. Tình cảm và ước vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn, phát triển, ngày càng hòa cùng công cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước
-> người mẹ quê hương, người mẹ chiến sĩ -> lời ru con ngọt ngào nhưng cũng hừng hực khí thế chiến đấu.
Từ hình ảnh người mẹ Tà Ôi, tác giả còn muốn thể hiện điều gì?
5. Ý nghĩa:
Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà Ôi, tác giả đã thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng
thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
4. Khúc ru thứ ba:
1. Nhan đề bài thơ
2. Khúc ru thứ nhất:
3. Khúc ru thứ hai:
5. Ý nghĩa:
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Em hãy khái quát lại nội dung của bài thơ?
- Tình yêu thương con tha thiết gắn liền với tình yêu buôn làng, yêu đất nước của người mẹ Tà Ôi.
2. Nghệ thuật:
Bài thơ có những nét nghệ thuật gì nổi bật? Em hãy chọn các ý đúng trong các ý sau:
A. Âm điệu ngọt ngào, dìu dặt, vấn vương
B. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
C. Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm.
D. Tất cả các ý trên
- Âm điệu ngọt ngào, dìu dặt, vấn vương
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
- Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm.
* Ghi nhớ
TIẾT 57: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. Tác giả, tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
III. Tổng kết:
IV. Luyện tập:
1. Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ?
Yếu tố miêu tả này giúp người đọc hiểu rõ thêm về cuộc sống gian khổ, sự bền bỉ, dẻo dai của nhân dân ta ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
3. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ?
2. Tại sao, tác giả lại dùng cụm từ “ con mơ cho mẹ” chứ không phải là “mẹ mơ cho con”?
- Người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp. Với cụm từ này, giọng điệu của lời ru càng thêm thiết tha, tin tưởng. Mẹ mong và tin rằng, tương lai con mình sẽ lớn khôn và được sống cuộc sống tự do.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
a)Bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
b)Bài sắp học:
- Soạn bài: “Ánh trăng”
- Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
Cảm ơn các thầy cô
đã đến dự giờ lớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Tiến Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)