Bài 12. Độ to của âm

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Vụ | Ngày 22/10/2018 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Độ to của âm thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

? Tần số là gì , đơn vị của tần số là gì , kí hiệu của đơn vị của tần số?
Kiểm Tra Bài Cũ
? Âm phát ra càng cao khi nào?
?Âm phát ra càng thấp khi nào?
Số dao động trong một giây gọi là tần số . Đơn vị tần số là héc -kí hiệu Hz
Âm phát ra càng cao( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp ( càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Hãy nghiên cứu thí nghiệm 1và quan sát hình vẽ SGK để trả lời các câu hỏi sau.
+Nêu dụng cụ thí nghiệm ?
+ Bước tiến hành thí nghiệm.?
Bài 12 Độ to của âm
I.Âm to,âm nhỏ-Biên độ dao động
Khi gảy mạnh một dây đàn , tiếng đàn to , khi gảy nhẹ dây đàn thì tiếng đàn nhỏ ? Tại sao?

?
?
1. Thí nghiệm 1
Cố định một đầu thước thép đàn hồi có chiều dài khoảng 20 cm trên mặt hộp gỗ . Khi đó thước thép đứng yên tại vị trí cân bằng. Nâng đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp.
a)Đầu thước lệch nhiều (H 12.1a)
b)Đầu thước lệch ít (H12.1b)

Bài 12 Độ to của âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
Thí nghiệm1
- Dụng cụ:
1 thước thép đàn hồi
1 hộp gỗ
Tiến hành:
+ Nâng đầu thước lệch nhiều
+ Nâng đầu thước lệch ít
C1 . Quan sát dao động cuả thước , lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:
Bảng 1


Bài 12 Độ to của âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1 .Thí nghiệm1
- Dụng cụ:
1 thước thép đàn hồi
1 hộp gồ
- Tiến hành:
+ Nâng đầu thước lệch nhiều
+ Nâng đầu thước lệch ít

Độ lệch lớn nhất của thước được gọi là gì?
?
Bảng 1

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
C2. Từ những dữ liệu thu thập trên , hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ...biên độ dao động càng.... , âm phát ra càng ..
C2. Từ những dữ liệu thu thập trên , hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càngnhiều (ít) biên độ dao động càng lớn ( nhỏ) , âm phát ra càng to( nhỏ)

Bài 12 Độ to của âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1 .Thí nghiệm1


Hãy nghiên cứu thí nghiệm 2 và hình vẽ để trả lời các câu hỏi dưới đây
+Nêu dụng cụ thí nghiệm ?
+ Bước tiến hành ?
?
Bài 12 Độ to của âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1 .Thí nghiệm1
2.Thí nghiệm 2
Treo một quả cầu bấc sao cho khi dây treo thẳng đứng thì quả cầu vừa chạm sát vào giữa mặt trống.
Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu ( H 12.2) trong hai trường hợp :
a) Gõ nhẹ.
b)Gõ mạnh.
- Dụng cụ :
1 quả Cầu bấc có dây treo
1 Trống có giá
- Tiến hành
Gõ nhẹ vào trống
Gõ mạnh vào trống

Bài 12 Độ to của âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1 .Thí nghiệm1
2.Thí nghiệm 2
C3 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Quả cầu bấc lệch càng...., chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng .... , tiếng trống càng .......
C3 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Quả cầu bấc lệch càngnhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn ( nhỏ) , tiếng trống càng to ( nhỏ).

Bài 12 Độ To Của Âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1.Thí nghiệm1

- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
Kết Luận
Âm phát ra càng .. khi . độ dao động của nguồn âm càng ....
3.Kết Luận
Âm phát ra càng to ( nhỏ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn ( nhỏ).
2.Thí nghiệm 2
II. Độ to của một số âm
Độ to của âm có đơn vị là gì ? kí hiệu của đơn vị ?
Độ to của âm có đơn vị là đềxiben (kí hiệu là dB)
Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm
Bảng 2 cho biết độ to của một số âm.
?
Bài 12 Độ To Của Âm
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
1.Thí nghiệm1
2.Thí nghiệm 2
* Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
3.Kết Luận
Âm phát ra càng to ( nhỏ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn ( nhỏ).
II. Độ to của một số âm
Độ to của âm có đơn vị là đềxiben (kí hiệu là dB)
Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm

III.Vận dụng
Qua bài này em rút ra kiến thức trọng tâm gì ?
?
III. Vận dụng
C 4.Khi gảy mạnh một dây đàn , tiếng đàn to hay nhỏ ? Tại sao?

C4 Khi gãy mạnh một dây đàn , tiến đàn sẽ to . Vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều , tức biên độ dao động của dây đàn lớn , nên âm phát ra to.
C5. Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn ( điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3
C5 . Biên độ dao động của điểm M ở H1 nhỏ hơn biên độ dao động của M ở H2
Trả lời: Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa là lớn .
Khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa là nhỏ.
C6. Khi máy thu thanh phát ra âm to , âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau thế nào ?
C 7. Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào ?
Trả lời : Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 đến 70 dB
?
Hãy tìm hiểu vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to, nhỏ khác nhau?
Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền bởi không khí đến tai ta lầm cho màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền qua các bộ phận bên trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não giúp ta cảm nhận âm thanh ( hình 12.4) . Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn , ta nghe thấy âm càng to.
Âm truyền đến tai có độ to quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần phải chú ý bảo vệ tai.
có thể em chưa biết.

Câu hỏi số 1

Trong các giá trị sau đây giá trị nào là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.
Hãy khoanh tròn vào câu đúng
a.30 dB b.70 dB
c. 100 dB c. 130dB

Câu hỏi số 2
Dân gian có câu "Thùng rỗng kêu to" . Điều đó có đúng về mặt kiến thức vật lí không ? Hãy cho biết ý kiến của em.
* đáp án
Trong dân gian , câu nói "thùng rỗng kêu to"" thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì , nhưng nói thành tích thì giỏi.Tuy nhiên , câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng .
Khi gõ vào thùng rỗng bên trong ( chẳng hạn chiếc thùng làm bằng tôn không đựng gì bên trong), phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn. trong khi đó , những chiếc thùng "đặc" ( chẳng hạn thùng làm bằng tôn chứa đầy gạo) , khi gõ vào, nó chẳng thể dao động mạnh nên phát ra âm thanh nhỏ , không vang xa.
Câu hỏi số 3

.
Quan sát một người đang gảy đàn ghi ta , hãy cho biết cái gì đã phát ra âm thanh ? , Cái thùng đàn có tác dụng gì?

Dụng cụ phát ra âm thanh là dây đàn
Để trả lời được cái thùng đàn có tác dung gì chúng ta sẽ nghiên cứu vào các bài tiếp theo.
em đã trả lời đúng
Chúc mừng em đã đạt điểm 10
Em đã trả lời đúng
Chúc mừng em đã đạt điểm 10
Một câu trả lời xuất sắc
em xứng đáng nhận bông hoa điểm 10
Một câu trả lời xuất sắc
em xứng đáng nhận bông hoa điểm 10
Em trả lời chưa đúng
Dành quyền trả lời cho bạn khác
Em trả lời chưa đúng
Dành quyền trả lời cho bạn khác
Em trả lời chưa đúng
Dành quyền trả lời cho bạn khác
Em trả lời chưa đúng
Dành quyền trả lời cho bạn khác
Em trả lời chưa đúng
Dành quyền trả lời cho bạn khác
Hướng dẫn về nhà:
Học ghi nhớ ( SGK)
Làm bài tập ( Bài 12SBT)
Đọc trước bài 13
Hướng dẫn bài tập
Bài 12.3 phải so sánh bạn Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn ( thay đổi biên độ dao động của dây).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Vụ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)