Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Nguyễn Diệu Hằng | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Dương Thị Hằng
Trường THCS kim lan
Môn: Ngữ văn 9
tiết 58 :ánh trăng
Nguyễn Duy
Tìm hiểu chung
? Dựa vào sách giáo khoa, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy?
1. Tác giả
Nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ.
? Trình bày hiểu biết của em về bài thơ (thời gian sáng tác, thể thơ, mạch cảm xúc của bài thơ ) ? Bố cục của bài thơ có đặc điểm gì?




2. Bài thơ:
Rút từ tập thơ cùng tên sáng tác năm 1978.
Thể thơ 5 chữ
Mạch cảm xúc : Từ vầng trăng hiện tại nhớ về quá khứ suy ngẫm rút ra bài học về cách sống.
Bố cục: như một câu chuyện nhỏ
+ 3 khổ thơ đầu : Tình cảm giữa tác giả và vầng trăng.
+ Khổ 4 : Tình huống gặp lại vầng trăng
+ Khổ 5 + 6 : Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.


II. Tìm hiểu chi tiết.

? Hồi tưởng về quá khứ, tác giả nhớ đến thời điểm nào của cuộc đời ? Mối quan hệ giữa tác giả và vầng trăng là mối quan hệ như thế nào?


1. Tình cảm giữa tác giả và vầng trăng
* Quá khứ
Gắn bó thân thiết nghĩa tình.
? Quá khứ giữa con người với vầng trăng là một quá khứ như thế nào?

- Quá khứ đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc gian lao của con người và đất nước.

? Khi trở về thành phố tình cảm giữa người và trăng có gì khác trước? Vì sao có sự thay đổi này?
* Hiện tại:
Trăng với người trở thành xa lạ.

[
? Từ sự xa lạ giữa người và vầng trăng, tác giả muốn nhắc nhở điều gì?


- Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng quên đi quá khứ.

? Tình huống gặp lại vầng trăng có gì đặc biệt ? Em có nhận xét gì về tình huống đó ?
2. Tình huống gặp lại vầng trăng:
- Bất ngờ.
Trăng vẫn đầy đặn nguyên vẹn như xưa.

? Em có nhận xét gì về tư thế và cảm xúc của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng ?
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ: Xúc động nghẹn ngào.

? Vầng trăng cứ tròn vành vạnh mặc cho người vô tình. Em có nhận xét như thế nào về ý thơ này?

Trăng là vẻ đẹp tự nhiên mãi mãi vĩnh hằng có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của tình nghĩa trong quá khứ đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung.


Thảo luận nhóm : 2 phút

? Đối mặt với trăng tác giả bỗng giật mình, em cảm nhận như thế nào về cái giật mình của tác giả. Qua đó tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ?
Giật mình nhận ra sự bạc bẽo nông nổi trong cách sống.
- Giật mình hối hận ăn năn tự thấy phải thay đổi cách sống.
? Nhắc nhở mọi người thuỷ chung với quá khứ tốt đẹp của con người.
Bài tập thảo luận: 3 phút
Có 2 bạn tranh luận :
A: Trong bài thơ ánh trăng chất tự sự là chính vì nhà thơ đang kể chuyện riêng về mình
B: Chất trữ tình mới là yếu tố cơ bản của bài thơ vì nhà thơ muốn nói đến sự vô tình của mình trước quá khứ.ý kiến của em?
? Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ. Tại sao tác giả không đặt là " Vầng trăng"mà lại là " ánh trăng" ? Nêu nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ?

III. Tổng kết
- Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với trữ tình, thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình.
- Nội dung : Nhắc nhở về lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung, là một bài học nhân sinh.

IV. Luyện tập.
? Em hãy đọc những câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Lý Bạch, Hồ Chí Minh, Chính Hữu, Huy Cận. Từ đó chỉ ra nét độc đáo về vầng trăng trong thơ Nguyễn Duy.

Thơ Lý Bạch:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
? Gợi nỗi sầu nhớ quê
Thơ Hồ Chí Minh:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Niềm lạc quan phơi phới
Thơ Chính Hữu:
Đầu súng trăng treo
? Vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn của cuộc kháng chiến
Thơ Huy Cận:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
? Người bạn lao động.
Thơ Nguyễn Duy:

Vầng trăng trong thơ Nguyễn Duy nhắc nhở về lẽ sống như người bạn.
Bài tập về nhà
1. Học thuộc lòng bài thơ
2. Làm bài tập số 2 phần luyện tập SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Diệu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)