Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Nguyễn Chiến Thắng | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”có sử dụng phép tu từ nào?
A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C.Nhân hoá D. So sánh

B
Câu 2: Phép tu từ ấy có tác dụng gì?
A. Cho thấy vai trò cực kì to lớn của em bé đối với buôn làng.
B. Cho thấy vai trò cực kì to lớn của em bé đối với cuộc kháng chiến.
C. Cho thấy em bé là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ.
D. Cho thấy tác dụng to lớn của mặt trời đối với cuộc sống của buôn làng.
C
a.Tác giả:
- Nhà thơ, đồng thời là chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiến trường.
- Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn- đinh tối om
vội bật tung của sổ
đột ngột vầng trăng tròn.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?
A.Biểu tượng cho thiên nhiên trong sáng, đẹp đẽ.
B.Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình đẹp đẽ nguyên vẹn.
C.Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống
D. Tất cả các ý trên.
D
Giật mình:
-Nghĩa đen: hành động sinh lí của con người khi gặp một tiếng động đột ngột.
-Nghĩa chuyển: hành động tự trừng phạt nội tâm: giật mình vì tấm lòng không chung thuỷ với bạn xưa, vì sự thay đổi quá nhanh chóng trong cách nghĩ và cách sống của mình.Cái giật mình mang chiều sâu tư tưởng có tác dụng răn mình, răn đời.Vì thế khổ thơ tự sự đã chuyển sang một khổ thơ có tính khái quát có tính triết lí cao, làm nổi bật chủ đề của bài thơ: làm người phải sống ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ.
Có hai bạn tranh luận với nhau như sau:
A.Trong bài thơ ánh trăng, chất tự sự là chính vì nhà thơ đang kể chuyện riêng của mình.
B.Chất trữ tình mới là yếu tố cơ bản của bài thơ vì nhà thơ muốn nói đến sự vô tình của mình trước quá khứ, nhắc nhở mình và mọi người không được quên tình nghĩa trong quá khứ.
Ý kiến em về vấn đề này?


Trả lời : Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Tuy nhiên tự sự chỉ là bề nổi; chiều sâu của bài thơ nằm ở chất trữ tình và triết lí về lẽ sống.
A
Tư tưởng nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ này là gì?
A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, vĩnh hằng.
B. Thiên nhiên, vạn vật tuần hoàn và vô hạn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
Củng cố
1.Nghệ thuật:
-Giọng điệu thơ tâm tình, tự nhiên; kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
-Hình ảnh thơ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Nội dung:
- Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
- Nó gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chiến Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)