Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Mai Thị Hiên | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NHiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo về dự giờ thao giảng
Môn: ngữ văn 9
Giáo viên thực hiện: Mai Thị Hiên.
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
I - Đọc hiểu chú thích
1. Tác giả.
- Hiện đang công tác tại báo Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
- Tác giả được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973, được giải A về thơ của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1984 với tập thơ nổi tiếng "ánh trăng".
- Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Nhuệ) sinh 1948, quê Thanh Hoá, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nguyễn Duy
- Đặc điểm thơ Nguyễn Duy: Giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
I - Đọc hiểu chú thích
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
- Sáng tác năm 1978, ba năm sau khi đất nước được giải phóng.
- Bài thơ được rút từ tập thơ cùng tên của tác giả.

II- Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản:
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh, 1978
(Nguyễn Duy, ánh trăng)
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
I - Đọc - hiểu chú thích.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II - Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục
2 khổ đầu: trăng và người trong hồi ức.
4 khổ sau: trăng và người trong hiện tại.
- Thể thơ:
- Thể thơ 5 chữ.
- Mỗi khổ 4 dòng thơ.
- Chữ đầu dòng không viết hoa.
 C¶m xóc d¹t dµo tr«i theo dßng ch¶y thêi gian
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + trữ tình.
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
I - Đọc hiểu chú thích
II - Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
2. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
a) Trăng và người trong hồi ức:
Hồi nhỏ sống với
với rồi với
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
đồng
sông
bể
Hồi nhỏ:
sống với đồng.
sống với sông.
sống với bể.
? sống chan hoà với thiên nhiên
Trăng - tri kỷ
Trăng - tình nghĩa
là hiểu biết, yêu quý nhau.
là không thể thiếu nhau.
là cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.
Hồi chiến tranh:
Rừng.
Trăng.
? Ân tình của thiên nhiên với con người
Hồi ức đẹp đẽ trong sáng:
Con người sống hồn nhiên, chân thật, gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng tình nghĩa thủy chung.
Tròn đầy, nguyên vẹn, thủy chung tình nghĩa như xưa
vội bật tung cửa sổ
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
I - Đọc hiểu chú thích.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II - Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
2. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
a) Trăng và người trong hồi ức:
b) Trăng và người trong hiện tại.
Con người
Lãng quên quá khứ
người dưng
Lạnh nhạt, không quen biết
Xa lạ, không có tình cảm.
Gặp khó khăn
Khẩn trương hối hả đi tìm nguồn sáng
Trăng
rưng rưng
Xúc động nghẹn ngào.
Xúc động nghẹn ngào.
Trở lại quá khứ tốt đẹp
Trăng cứ tròn vành vạnh
Trăng vẫn tròn đầy không hề thay đổi
Bao dung độ lượng, không chấp chi đến lỗi lầm của con người.
đồng
bể
sông
rừng
Trở lại quá khứ tốt đẹp
Bao dung độ lượng
ánh trăng im phăng phắc
Cái nhìn nghiêm khắc trong im lặng
Nghiêm khắc
Giật mình
(Thức tỉnh lương tâm)
III- ý nghĩa văn bản:
đột ngột vầng trăng tròn
Câu hỏi thảo luận
Hình tượng trăng nói lên điều gì qua các hình ảnh thơ sau:
Nhóm 1: Đột ngột vầng trăng tròn.
Nhóm 2: Trăng cứ tròn vành vạnh
Nhóm 3,4: ánh trăng im phăng phắc.
Trăng: - Biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.
- Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
- Biểu tượng cho nhân dân đất nước bình dị nhân hậu thủy chung.
- ánh sáng của lý trí, của lương tâm, là động lực thúc đẩy cho con người thức tỉnh
Lời nhắc nhở: - Hãy biết sống ân tình thủy chung.
- Hãy dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình.
- Hãy sống với lòng bao dung độ lượng.
- Không quên quá khứ, không quên những người đã khuất.
Uống nước nhớ nguồn
B - Bài thơ thể hiện cuộc sống no đủ, sung sướng nơi thành phố.
C- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật.
Bài tập trắc nghiệm
Nhận định nào sau đây không phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài thơ
1/ Nội dung:
A - Bài thơ gợi lại những năm tháng gian lao mà tình nghĩa trong quá khứ.
C- Bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía con người hãy biết sống tình nghĩa thủy chung.
D - Bài thơ khơi dậy nguồn mạch dân tộc "Uống nước nhớ nguồn".
2/ Nghệ thuât
A - Giọng thơ tâm tình tự nhiên.
B - Hình ảnh thơ bình dị, giàu tính biểu tượng và đậm chất triết lí.
I - Đọc - hiểu chú thích
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II - Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
2. Đọc - hiểu nội dung văn bản.
ánh trăng
Nguyễn Duy
Văn bản:
Ghi nhớ:
Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, " ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
III- ý nghĩa văn bản:
Luyện tập
Câu 1.
Quan sát bức tranh cho biết những bức tranh sau minh hoạ cho nội dung nào ?
Trăng gắn bó với tuổi thơ.
Trăng gắn bó với tuổi thơ.
Vầng trăng trong thành phố.
Tranh 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
trò chơi ô chữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Hàng ngang số 1: Có 5 chữ cái.
Ai là người đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945?
Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái.
Tên một bông hoa đẹp nhất kính dâng thầy cô.
Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái.
Bài thơ nào gợi lại quá khứ tình bà cháu.
Hàng ngang số 4: Có 9 chữ cái.
Hình ảnh nào được nhân hoá trong bài thơ ánh Trăng?
Hàng ngang số 5: Có 2 chữ cái.
Điền vào chỗ trống từ đầu tiên trong câu: ......cha nặng lắm ai ơi.
Hàng ngang số 6: Có 8 chữ cái.
Đây là người sáng tạo ra bếp dã chiến được bộ đội sử dụng trong chiến tranh.
Hàng ngang số 7: Có 5 chữ cái.
Tác giả tập thơ "Từ ấy".
Hàng ngang số 8: Có 8 chữ cái.
Tỉnh nào là quê hương của nhà thơ Nguyễn Duy.
Hàng ngang số 9: Có 7 chữ cái.
Nhân vật nào có sắc đẹp khiến thiên nhiên phải nhường?
Hàng ngang số 10: Có 8 chữ cái.
Ai là chị của nhân vật Thuý Vân?
Hàng ngang số 11: Có 2 chữ cái.
Từ nào chỉ sự tiếp diễn của vầng trăng mãi tròn.
?
Hàng ngang số 12: Có 7 chữ cái.
Tên bài thơ nói về người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Kính chúc
các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Hạnh phúc thành đạt
Chúc Các em học sinh
Chăm ngoan học giỏi
Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Hiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)