Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Trần Thể Ngọc Lan | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc đoạn thơ “ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi…………………Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.” trong bài thơ
“ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.”- Nguyễn Khoa Điềm.
Nêu nội dung bài thơ trên.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao glờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ ngày về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
ÁNH
TRĂNG

Nêu hoàn cảnh ra đời - Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ?


- Ra đời năm 1978
- Thể thơ: 5 tiếng
- Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với trữ tình

2.Tác phẩm
Tìm bố cục và chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ?
-B? c?c v� m?ch c?m xỳc:
Kh? 1-2 -3 :c?m xỳc tru?c v?ng trang trong quỏ kh? v� hi?n t?i
Kh? 4: Tỡnh hu?ng g?p l?i trang
Kh? 5-6: Suy ng?m - tri?t lớ c?a nh� tho
 Vầng trăng và con người trong quá khứ, hiện tại Tình huống gặp lại trăng suy ngẫm của nhà thơ để từ đó nhắc nhở người đọc về thái độ sống.





THẢO LUẬN
1/ Khổ 1-2 -3 :Cảm xúc của tác giả trước vầng trăng trong quá khứ và hiện tại
2/ Khổ 4: Tình huống gặp lại trăng
3/ Khổ 5-6: Suy ngẫm - triết lí của nhà thơ
4/ Nội dung và nghệ thuật bài “Ánh trăng”.

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ ngày về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường


II. Phân tích:
Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại:

- Vầng trăng gắn bó với tuổi thơ, với người lính tự nhiên, chân thật.
- Người và trăng thân thiết nghĩa tình, thuỷ chung, tri kỉ.
- Con người quen với cuộc sống hiện đại, sung sướng hạnh phúc, xem vầng trăng xa lạ, dửng dưng, không quen biết và lãng quên đi.



Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn- đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn


II. Phân tích:
2. Tình huống gặp lại trăng:
Tình huống bất ngờ để từ đó con người gặp lại trăng- người bạn tri kỉ, thân thiết, nghĩa tình thuở trước.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

II. Phân tích:
3. Suy ngẫm - triết lí của nhà thơ:
Suy tư, hồi tưởngXúc động dâng trào, nghẹn ngào nhớ về quá khứ với vầng trăng tình nghĩa năm xưa.
- Trăng vẫn thế: tròn đầy, tình nghĩa, thủy chung, bao dung, độ lượng khiến con người ăn năn, xót xa,nhìn lại mình, nhận ra lỗi lầm , đớn đau và dần hoàn thiện.

2. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa trữ tình và tự sự.
-Giọng thơ tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
-Nhịp thơ khi trôi chảy, tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga, thiết tha, xúc động (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện thái độ suy tư (khổ cuối).
-Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành.
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập.
- Tính cụ thể(trăng) và khái quát( tuổi thơ tươi đẹp, một thời chiến đấu oai hùng, một đất nước hiền hòa, bình dị, những người dân chất phác, bao dung).
- Xây dựng được hình ảnh biểu tượng: trăng.
Luyện tập:
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng , em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thể Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)