Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Vỹ | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 58: ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy
Ngày 4/ 11/ 2008
Tuần 12:
Tiết 58: ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả, tác phẩm:
Dựa vào chú thích em* sgk em hãy nêu một vài nét đáng nhớ về tác giả Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh Trăng
- Nguyễn Duy(1948),quê ở Thanh Hoá
- Tác phẩm Ánh trăng viết năm 1978
2/ Đọc, tìm hiểu bố cục:
Bài thơ là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình,
em hãy chỉ ra những khổ thơ tự sự, những khổ thơ trữ tình,
đâu là khổ thơ có giá trị như một bước ngoặt
để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc?
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện,cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
�NH TRANG
Tự sự
Trữ tình
Có giá trị như một bước ngoặt
(Giọng kể)
(Giọng đột ngột cất cao ngỡ ngàng)
(Giọng tha thiết, trầm lắng suy tư)
Tiết 58: ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Duy (1948),quê ở Thanh Hoá
- Tác phẩm “Ánh trăng “ viết năm 1978
2/ Đọc, tìm hiểu bố cục: 3 phần
1/ Vầng trăng qua lời kể:
II/ Tìm hiểu chi tiết:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện,cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường



Đoạn thơ kể những sự việc gì?
*Hồi nhỏ sống với: đồng, sông, bể
*Hồi chiến tranh: ở rừng Trăng thành tri kỉ
*Hoà bình, về thành phố -Có ánh điện cửa gương →Trăng trở thành người dưng

Em có nhận xét gì về lời kể của tác giả?
**Lời kể chân thành, xúc động

Hãy thảo luận để tìm ra cái hay của tình huống bộc lộ cảm xúc?
Tại sao cho đây là khổ thơ có giá trị như một bước ngoặt?
2/ Tình huống bộc lộ cảm xúc:



Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
-Thình lình đèn điện tắt
-Đột ngột vầng trăng tròn
-Vầng trăng tròn, sáng/ Phòng buyn-đinh tối om
**Vầng trăng xuất hiện bất ngờ mà tự nhiên gợi bao kỉ niệm
3/ Vầng trăng qua cảm xúc của nhà thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Thảo luận nhóm:
Phân tích hai khổ thơ cuối
để thấy được ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng
và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm?
*Gợi ý;
-Câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” gợi cho em sự suy tưởng như thế nào, tại sao tác giả không viết “nhìn trăng” mà là “nhìn mặt”?
-Câu “trăng cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì?
-Em hiểu điều gì qua câu thơ “ánh trăng im phăng phắc” ?
-Tại sao tác giả không dùng từ “khiến” mà dùng từ “đủ” trong câu thơ “Đủ cho ta giật mình”, em cảm như thế nào về từ “giật mình”?
-Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng
Sự xúc động bất ngờ, đột ngột nhưng rất chân thành đáng để chia sẻ và cảm thông
- “trăng cứ tròn vành vạnh”
-Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho quá khứ đẹp đẻ, ven nguyên chẳng thể phai mờ
-Ánh trăng im phăng phắc
-Ánh trăng như người bạn vừa nghiêm khắc vừa rộng lượng bao dung nhắc nhở mọi người...
III/ Kết luận:

Qua việc tìm hiểu bài thơ em có nhận xét chung gì về kết cấu, giọng điệu của bài?
a/ Bài thơ kết hợp tự sự và trữ tình b/ Giọng kể tự nhiên, tâm tình, tha thiết
c/ Ý kiến của em
c/ Kết hợp cả a và b
1/ Nghệ thuật: -Bài thơ kết hợp tự sự và trữ tình -Giọng kể tự nhiên, tâm tình, tha thiết
Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì?
a/ Con người có thể vô tình lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt
b/ Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
c/ Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
d/ Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
a
Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra ?
a/ Thái độ đối với chính mình.
b/ Thái độ với quá khứ.
c/ Thái độ đối với những người đã khuất.
d/ Cả a,b,c
d
Trong các câu tục ngữ sau,
câu nào đúng với lời nhắn
nhủ của tác giả qua bài thơ
” Ánh trăng “
a/ Ăn cây nào rào cây ấy.
b/ Gieo gió thì gặt bão.
c/ Uống nước nhớ nguồn
d/ Cả a, b, c
d
III/ Kết luận:
1/ Nghệ thuật: -Bài thơ kết hợp tự sự và trữ tình -Giọng kể tự nhiên, tâm tình, tha thiết
2/ Nội dung chủ đề
-Nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao nghĩa tình, đối với thiên nhiên đất nước hiền dịu
-Gợi đạo lí (Uống nước nhớ nguồn), truyền thống tốt đẹp của dân tộc
IV/ Ghi nhớ: Sgk/157
CHÚC
CÁC
EM
HỌC
TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Vỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)