Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Bùi Thu Hằng | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 58:
ánh trăng
(Nguyễn Duy)
Nguyễn Duy
I. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm:
1. Tác giả (1948):
2. Tác phẩm (1978):
- In trong tập thơ cùng tên, tập thơ đã được nhận giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984.
- Gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ
- Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1972 - 1973
- Từ 1977, đại diện thuờng trú báo văn nghệ tại thành phố HCM
- Sau 1975, chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng
1996 gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
I/ Đọc và tìm hiểu chung bài thơ
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

�nh trang
Nguy?n Duy
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình


Bài thơ viết về điều gì? Hãy xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình của bài thơ.
Nhân vật trữ tình: tác giả
Đối tượng trữ tình: vầng trăng
?
Bài thơ viết :
kỉ niệm với trăng
suy ngẫm về trăng
Phương thức biểu đạt:
Thể thơ:


Bố cục:




?
Quan sát hình thức diễn đạt để nhận diện bài thơ về:
Tự sự để biểu cảm
+ năm tiếng
+ nhiều khổ thơ, mỗi khổ có bốn dòng
+ thường là vần chân, gián cách
(gồm ba phần)
+ Kể và cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ (khổ 1,2)
+ Kể và cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại (khổ 3,4)
+ Suy ngẫm của nhân vật trữ tình (khổ 5,6)
ánh trăng (Nguyễn Duy)
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
II. Tìm hiểu bài thơ:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi giữa thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ :
Trong bài thơ, vầng trăng được xem là tri kỉ, tình nghĩa ở những thời gian, không gian nào?
Thời thơ ấu ở làng quê (với đồng, sông, bể)
Thời chiến tranh ác liệt ở rừng, giữa thiên nhiên
?
Hồi nhỏ sống với đồng Trần trụi giữa thiên nhiên
với sông rồi với bể hồn nhiên như cây cỏ
hồi chiến tranh ở rừng ngỡ không bao giờ quên
vầng trăng thành tri kỉ cái vầng trăng tình nghĩa
Vầng trăng được xem là tri kỉ, tình nghĩa vào:
- Trăng "tri kỉ", "tình nghĩa" (nhân hóa) => thân thiết với con người, là bạn của con người
?
Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để nói về trăng? Tác dụng của cách diễn đạt này?
Trăng đẹp đẽ, ân tình; trăng gắn bó với con người cả trong hạnh phúc và gian lao.
Từ đó, em có nhận xét gì?
?
2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
thành phố, ánh điện, cửa gương: cuộc sống đô thị phồn hoa, sung sướng -> trăng thành người dưng qua đường
Giọng điệu tâm tình, chân thực

Hoàn cảnh sống thay đổi đã khiến cho lòng người thay đổi, không còn nhớ đến quá khứ
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng xuất hiện theo qui luật tự nhiên
Tình huống: điện tắt, tối om -> thấy lại vầng trăng tri kỉ xưa
Từ đột ngột: -> giọng điệu sửng sốt gợi cảm giác bừng tỉnh

ánh trăng nhắc nhở con người nhớ về quá khứ
đọc hai khổ thơ sau và nhắc lại nội dung mục 3?
Ngẩng mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
- mặt trăng (nhân hóa) -> nhớ lại tri kỉ quá khứ
- Cảm xúc: "rưng rưng" -> xúc động, xao xuyến, nghẹn ngào
- Điệp từ "là"; hình ảnh "đồng", "bể", "sông", "rừng" -> kỉ niệm quá khứ hiện về cùng ánh trăng)
- Cái giật mình của nhân vật trữ tình chứa đựng nhiều tâm trạng:
+ ân hận vì đã vô tình
+ xúc động vì nhớ lại quá khứ
+ tự vấn mình về thái độ, tình cảm,... đối với quá khứ ...
- Từ cứ: diễn tả sự vẹn nguyên, không thay đổi
3. Suy ngẫm của tác giả
- Giọng điệu thiết tha cảm xúc; nhịp thơ: trầm lắng, suy tư
Đối diện với vầng trăng là đối diện với quá khứ, đối diện với chính mình; ánh trăng nhắc nhở cho con người về lẽ sống thủy chung, tình nghĩa ở đời
* Hình ảnh vầng trăng:


- Vẻ đẹp thiên nhiên bình dị, vĩnh hằng
- Tượng trưng cho quá khứ tình nghĩa, thủy chung ...
* Chủ đề và ý nghĩa của bài thơ:
- Lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với quá khứ; với thiên nhiên, đất nước.
- Khẳng định truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc: "uống nước nhớ nguồn"
IV. Tổng kết:
ánh trăng
Nội dung
Nghệ thuật
(thể thơ năm chữ)
Cảm xúc về vầng trăng quá khứ
Suy ngẫm của tác giả

Giọng điệu tâm
tình tự nhiên
Hình ảnh giàu tính biểu cảm
Ghi nhớ - SGK (T157)
Cảm xúc về vầng trăng hiện tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)