Bài 12. Ánh trăng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Vân | Ngày 07/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Ánh trăng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔNG LẠNH
MÔN: NGỮ VĂN 9
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THU VÂN
BÀI GIẢNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi:
Em hãy khái quát ý nghĩa của văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
Đáp án: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
+ Không gian khác biệt.
( Làng quê – núi rừng – thành phố )
+ Thời gian cách biệt.
( tuổi thơ – người lính – công chức )
+ Điều kiện sống khác xưa.
( khép kín, chật hẹp, phương tiện hiện đại )
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
CỦNG CỐ- LUYỆN TẬP.
? Tại sao bài thơ có nhan đề là “Ánh trăng” trong khi đó xuyên suốt các khổ thơ tác giả đều dùng từ “vầng trăng”?
- Vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống đẹp, ánh trăng là ánh sáng của triết lí về cuộc sống đúng (ánh trăng im phăng phắc). Bài thơ có tên là “Ánh trăng” nhưng các khổ thơ trên tác giả đều viết “vầng trăng” đến khổ thơ cuối mới xuất hiện từ “ánh trăng”. “Ánh trăng” chính là sự quy tụ,kết tinh đẹp nhất của vầng trăng tạo nên chiều sâu tư tưởng của thi tứ, đồng thời nâng vẻ đẹp của bài thơ lên đến đỉnh điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)