Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Thủy | Ngày 25/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9
TRƯỜNG THCS TAM QUAN NAM
HOÀI NHƠN - BÌNH ĐỊNH
GV daïy : Ñoã Nguyeãn Thuyû Vaên
TẬP THỂ LỚP 9A2
Chào mừng quý thầy, cô đến dự giờ

Tháng 7/1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập thành Cồng đồng Châu Âu (EC) -> Tháng 12/1991 đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trả lời:
- Th�ng 4/1951, 6 nu?c Ph�p, T�y D?c, �, B?, H� lan, L�c-xam-pua th�nh l?p C?ng d?ng than-th�p Ch�u �u
Tháng 3/1957, 6 nước trên thành lập tiếp 2 tổ chức là Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC)
Em hãy nêu các sự kện tương ứng với các mốc thời gian sau
4/1949
9/1949
10/1949
1/1/1999
Thành lập khối quân sự NATO
Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức thành lập
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập
Phát hành đồng tiền chung Châu Âu (EURO)
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 11 - Tiết 13
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
SGK Lịch Sử 9 – Trang 44
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập: “Trật tự hai cực Ianta”, do hai siêu cường là Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành 2 phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đã trở thành đặc trưng lớn nhất, chi phối tình hình chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
1. Thủ tương Anh: Sớc-sin,
2. Tổng thống Mĩ: Ru-dơ-ven
3. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô: Xta-Lin
Bức ảnh trên nói đến sự kiện lịch sử nào? Cho biết thời gian địa điểm

Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
- Từ ngày 4 – 11/2/1945, nguyên thủ các nước Liên Xô, Anh, Mĩ đã họp hội nghị tại Ianta (Liên Xô)
- Quyết định của hội nghị:
Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng nào?
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng của 2 cực Xô – Mĩ (SGK/45)
TÂY ÂU :Vùng ảnh hưởng của MỸ - ANH
ĐÔNG ÂU :vùng kiểm soát của LIÊN XÔ
LIÊN XÔ
* Mỹ - Anh kiểm soát Tây Âu,Tây Đức, Tây Béc- lin.
*Liên Xô kiểm soát Đông Đức, Đông Béc – lin, Đông Âu.
LƯỢC ĐỒ CHÂU ÂU -1945
* TẠI CHÂU ÂU:
Đông Đức
ĐÔNG ÂU
Béc lin
TÂY ÂU
TÂY ĐỨC
TẠI CHÂU Á :
* Trả lại cho Trung Quốc Đài Loan và Mãn Châu , công nhận độc lập của Mông –cổ .
* Liên Xô nhận lại nam đảo Xa- kha- lin và kiểm soát Bắc Triều Tiên.
* Phương Tây kiểm soát Đông Nam Á và Nam Á .
Màu đỏ: các nước XHCN, màu xanh: các nước Tư bản,
màu xám : vùng kiểm soát của Phương Tây.
MÔNG CỔ
MÃN CHÂU
Đài Loan
XAKHALIN
ĐÔNG NAM Á
NAM Á
LIÊN XÔ
TRIỀU TIÊN
TRUNG QUỐC
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
- Từ ngày 4 – 11/2/1945, nguyên thủ các nước Liên Xô, Anh, Mĩ đã họp hội nghị tại Ianta (Liên Xô)
- Quyết định của hội nghị:
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng của 2 cực Xô – Mĩ (SGK/45)
+ Thành lập 1 tổ chức quốc tế để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới
Những quyết định của hội nghị đã dẫn tới hệ quả gì?
- Hệ quả: Một trật tự thế giới mới được xác lập, gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC
Một cuộc họp của Đại hội ®ång Liªn Hợp Quốc
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?
- Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, 4 cường quốc lớn là Liên Xô, Anh, Mĩ, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đi đến thành lập một tổ chức quốc tế để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
- Đến ngày 25/4/1945, một Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Sanphranxixco(Mĩ), với sự tham dự của nguyên thủ 50 quốc gia. Tổng số đại biểu tham dự hội nghị lên tới trên 4000 người. Đây là hội nghị lớn chưa từng có trong lịch sử.
- Đến ngày 26/6/1945 các nước tham dự kí vào bản Tuyên bố chung (Sau này trở thành Hiến chương Liên Hợp Quốc) đi đến thống nhất thành lập một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hợp Quốc. Đến ngày 24/10/1945 Hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực.
- Phiên họp đầu tiên được tổ chức tại Luân Đôn, trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại thành phố NiuYooc (Mĩ)
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
- Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Mĩ -> Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập
- Nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc:
Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì?
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
+ Thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, các dân tộc trên thế giới
Em hãy cho biết các sự kiện quan trọng thể hiện mối quan hệ của Việt Nam và Liên Hợp Quốc?
- Quan hệ Việt Nam và LHQ:
+ Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên của LHQ
+ Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên của LHQ
+ Ngày 16/10/2007, VN được bầu là 1 trong số 15 thành viên Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008 - 2009
+ Đến ngày 01/7/2008 VN được bầu làm Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc

Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em biết?
- Ủng hộ Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, (ASEAN, WTO, HĐBALHQ)
- Giúp Việt Nam xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu bằng các chương trình viện trợ nhân đạo, nước sạch, phòng dịch bệnh….
- Ủng hộ trẻ em:”Trái tim cho em”; “vì nụ cười trẻ thơ”…..
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
Em hiểu “Chiến tranh lạnh” là như thế nào?
III. “Chiến tranh lạnh”:
- Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
Em hãy nêu những biểu hiện của tình trạng chiến tranh lạnh?
- Biểu hiện: Các nước tăng cường ngân sách, thành lập các khối quân sự; chạy đua vũ trang; tiến hành các cuộc chiến tranh….
NATO
ANZUS
CENTO
SEATO
VAC SA VA
CÁC KHỐI LIÊN MINH QUÂN SỰ SAU THẾ CHIẾN II
Khối phòng thủ chung quân sự Tây bán cầu
Hình ảnh
các cuộc xung đột vũ trang trong “Chiến tranh lạnh”
Em có suy nghĩ gì khi quan sát các hình ảnh đau thương trên???
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
“Chiến tranh lạnh” đã gây ra những hậu quả như thế nào?
III. “Chiến tranh lạnh”:
- Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
- Biểu hiện: Các nước tăng cường ngân sách, thành lập các khối quân sự; chạy đua vũ trang; tiến hành các cuộc chiến tranh….
- Hậu quả: Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng; ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của nhân loại
- Tháng 12/1989 “Chiến tranh lạnh” kết thúc
Tiết 13 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới:
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
III.“Chiến tranh lạnh”:
IV. Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”:
“Chiến tranh lạnh” kết thúc, thế giới phát triển theo 4 xu hướng sau:
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
- Một trật tự thế giới mới đang dần được xác lập với đa cực, nhiều trung tâm
- Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra tình trạng xung đột quân sự, nội chiến…
-> Xu thế chung ngày nay là: Hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
Cả lớp chia thành 6 nhóm. Trong thời gian 5 phút thảo luận để trả lời câu hỏi dưới đây
Nhóm 1,2,3
Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì?
Nhóm 4,5,6
Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác…vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc???
Nhóm 1,2,3: Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là
- Tăng cường mở rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các quốc gia trên thế giới để thông qua đó tiến hành các hoạt động trao đổi buôn bán, chuyển giao công nghệ, kêu gọi sự giúp đỡ, vốn đầu tư…….
- Luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Hòa nhập - không hòa tan)
- Luôn nâng cao cảnh giác trước các hành động chống phá của kẻ thù
- Không ngừng tạo ra nhiều hàng hóa sản phẩm để trao đổi, buôn bán đồng thời phải chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong nước để đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài
Nhóm 4,5,6:
- Là thời cơ vì: Hòa bình, ổn định sẽ tạo cơ hội cho các nước tiến hành các hoạt động trao đổi buôn bán, chuyển giao công nghệ, kêu gọi sự giúp đỡ, vốn đầu tư…….
- Là thách thức vì:
+ Nếu không có biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong nước thì sẽ dẫn đến tình trạng bị hàng hóa nước ngoài chèn ép làm cho kinh tế trong nước không phát triển được
+ Cùng với quá trình giao lưu về kinh tế sẽ kéo theo sự du nhập về văn hóa. Nếu không có các biện pháp để bảo tồn văn hóa dân tộc sẽ có nguy cơ bị “xâm lược về văn hóa”
+ Thông qua hợp tác các thế lực thù địch dễ dàng có các hành động gây rối, phá hoại

- Học bài cũ, l�m b�i t?p
- Chuẩn bị bài mới: bài 12:
Nh�ng th�nh t�u chđ y�u v� � ngh�a cđa c�ch m�ng khoa h�c- k� thu�t.
Trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục và cuối bài.
Bài học đến đây là kết thúc
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)