Bài 11. Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)

Chia sẻ bởi Trần Thị Khánh Hoa | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 53 :

Tổng kết từ vựng
?Tiết 53. Tổng kết từ vựng
? I. Từ tượngthanhvà từ tượng hình
? 1. Ôn khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật
VD : ào ào, lanh lảnh, sang sảng, choe choé, ư ử.
VD : lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, gập ghềnh, liêu xiêu, rũ rượi.
* Từ tượng thanh:
* Từ tượng hình:



?Tiết 53. Tổng kết từ vựng
? I. Từ tượng hình và từ tượng thanh
1. Ôn khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
2. Bài tập vận dụng
2.1. Tìm tên loài vật là từ tượng thanh



Tìm những con vật mà tên của nó được đặt dựa vào tiếng kêu của chính nó.

Meo..
Meo
Tu hú
Bìm bịp
Cuốc












?Tiết 53. Tổng kết từ vựng
? I. Từ tượng hình và từ tượng thanh
1. Ôn khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
2. Bài tập vận dụng
2.1. Tìm tên loài vật là từ tượng thanh
2.2. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng
Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.
Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau :
* Tác dụng : qua các từ tượng hình : "lốm đốm", "lê thê", "loáng thoáng", "lồ lộ", "trắng toát", hình ảnh đám mây hiện ra rất sống động với những đường nét, dáng vẻ, màu sắc khác nhau.

?Tiết 53. Tổng kết từ vựng

? I. Từ tượng hình và từ tượng thanh
?II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Ôn khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
* Lưu ý :
Phân biệt phép tu từ : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

?Tiết 53. Tổng kết từ vựng

? I. Từ tượng hình và từ tượng thanh
?II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Ôn khái niệm
2. Bài tập
2.1. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a) Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
b) Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
c) Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây
Câu thơ dùng phép ẩn dụ: "hoa", "cánh" chỉ Kiều và cuộc đời của nàng, "lá", "cây" chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.
- Nghệ thuật ẩn dụ làm cho sự hi sinh của nàng được nói đến đầy xót xa.
b) Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
- Đoạn thơ dùng phép so sánh tiếng đàn của Kiều với "tiếng hạc", "tiếng suối", "tiếng gió thoảng", "tiếng trời đổ mưa"
- Tác dụng : khẳng định tiếng đàn của nàng thật có hồn như hơi thở cuộc sống. Tiếng đàn tuyệt diệu đó còn thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Đoạn thơ sử dụng phép ẩn dụ "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" ý nói đôi mắt Kiều như làn nước mùa thu, đôi lông mày xanh đẹp như nét núi mùa xuân. Phép nhân hoá "hoa ghen", "liễu hờn" muốn nói cái đẹp như hoa như liễu mà còn phảI ghen với nàng. Tác giả còn dùng phép nói quá "nghiêng nước nghiêng thành"
Tác dụng : nổi bật vẻ đẹp hơn đời, hơn người của Kiều.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần

- Hai câu thơ sử dụng phép chơi chữ dựa vào sự gần âm " tài" (tài hoa) và "tai` (tai hoạ).
- Tác dụng : hàm chứa một thái độ chua xót bất bình: cái tài ấy lại thành tai hoạ.
a. Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa

b. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phảI cạn

c. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

d. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

e. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.



Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu, phân tích giá trị của các BPTT sử dụng trong 2 câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng

Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu, phân tích giá trị của các BPTT sử dụng trong 2 câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng

Dùng lời dẫn dắt để giới thiệu 2 câu thơ.
- Chỉ ra 2 câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" , Nguyễn Khoa Điềm có hai câu thơ rất gợi cảm:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng
"Mặt trời của mẹ" là một ẩn dụ độc đáo có ý nghĩa sâu sắc. Em bé là mặt trời bé bỏng thân yêu của mẹ. Bằng hình ảnh này, nhà thơ đã nói lên tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Nếu như nương bắp kia tốt tươi là nhờ mặt trời của tự nhiên thì con cũng là nguồn hạnh phúc vừa ấm áp vừa gần gũi thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi dưỡng lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

Tiết 53. Tổng kết từ vựng

I. Từ tượng thanh và tượng hình
1. Khái niệm từ tượng thanh và tượng hình
2. Tác dụng của từ tượng thanh và tượng hình.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Ôn khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Khánh Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)