Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Lan | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Cây dừa Bình định
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người:thân cây làm máng,lá làm nhà tranh, cọ lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt nấu canh làm nước mắm.. Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng.Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi.Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo,dai, chịu mưa, chịu nắng.Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
ở Bình Định dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, ven bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặn đường dài suốt 50,60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vảng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng..
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
a/ Ví dụ
Tại sao lá cây có màu xanh lục ?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi -li -met lá chứa 40 vạn lục tạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. ánh sáng trắng của mặt trời gồm 7 màu: tím, chàm, lam, lục, vàng , cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục. Vả lại phản chiếu màu này do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì.Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên-Hỏi đáp về thực vật)
Văn bản trên trình bày vấn đề gì? (cung cấp kiến thức gì?)
Cá đuối thường sống ở vùng ven biển nhiệt đới. Thân hình chúng dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên gắn liền với thân, khi cá bơi các vây ngực này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá Đuối có màu xanh sẫm nhưng cũng có loại lưng có đốm trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá giữ thăng bằng dưới nước.Tuy nhiên cá đuối có nọc độc có thể đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác cá đuối thích sống thành từng đàn.
1.
Cây dừa bình định
2.
Tại sao lá cây có màu xanh lục
3.
Cá đuối
Trong các bài giảng của thầy , cô thuộc các môn học, hoặc cũng có thể là lời giới thiệu sản phẩm, danh lam thắng cảnh... =>trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất ... của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích.
Xem lại các vb
Văn bản thuyết minh đôi khi cũng kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như MT thuyết minh một danh lam thắng cảnh có thể biểu cảm để thể hiện thái độ của mình đối với đối tượng.
Ghi nhí:
V¨n b¶n thuyÕt minh lµ kiÓu v¨n b¶n th«ng dông trong mäi lÜnh vùc ®êi sèng nh»m cung cÊp tri thøc (kiÕn thøc) vÒ ®Æc ®iÓm tÝnh chÊt nguyªn nh©n... cña c¸c hiÖn t­îng vµ sù vËt trong tù nhiªn, x· héi b»ng ph­¬ng ph¸p tr×nh bµy giíi thiÖu, gi¶i thÝch.
Tri thøc trong v¨n b¶n thuyÕt minh ®ßi hái kh¸ch quan x¸c thùc h÷u Ých cho con ng­êi.
V¨n b¶n thuyÕt minh cÇn ®­îc tr×nh bµy chÝnh x¸c, râ rµng, chÆt chÏ vµ hÊp dÉn.
Bài tập trắc nghiệm1
Nhận định nào sau đây đúng với văn bản thuyết minh?
A. Nhằm tái hiện con người và sự vật một cách sinh động thuyết phục
B. Thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến nhận xét nào đó
C. Cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Bài tập trắc nghiệm2
Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của văn bản thuyết minh?
A. Tính chất tri thức khách quan.
B. Trình bày rõ ràng hấp dẫn tôn trọng sự thật.
D. Trình bày có luận điểm lập luận.
C. Ngôn ngữ cô đọng.
Bài tập trắc nghiệm 3
Phương thức nào được sử dụng trong văn bản thuyết minh?
A. Kể trình bày diễn biến của sự vật.
B. Đề xuất bàn bạc thuyết phục người nghe.
C. Trình bày giải thích các tri thức trong tự nhiên và xã hội.
D. Bày tỏ trực tiếp tình cảm thái độ.
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 4
Văn bản thuyết minh là:
A. Văn bản trình bày sự việc diễn biến sự việc theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết quả có ý nghĩa.
B. Văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể.
C. Văn bản trình bày những ý kiến quan điểm thành những luận điểm.
D. Văn bản dùng phương thức trình bày giới thiệu giải thích đặc điểm, tính chất ... của sự vật, hiện tượng.
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 5
Nhận định nào đúng mục đích của văn bản thuyết minh
A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa bao giờ biết, từ đó có thái độ và hành động đúng.
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác khách quan về sự vật hiện tương để có thái độ hành động đúng đắn.
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay cái đẹp của tri thức đó.
D. Đem lại cho con người những tri thức tiên tiến nhất để con người bộc lộ cảm xúc suy nghĩ về chúng.
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 6
Văn bản thuyết có tính chất
A. Chủ quan giàu cảm xúc
B. Mang tính thời sự nóng bỏng
C. Uyên bác, chọn lọc
D. Tri thức chuẩn xác khách quan hữu ích
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 7
Ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm:
A. Tính hình tượng giàu cảm xúc
B. Có tính chính xác , cô đọng chặt chẽ sinh động.
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc.
D. Có tính cá thể giàu hình ảnh
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 8
Trong các văn bản sau văn bản nào là văn bản thuyết minh
A. Đánh nhau với cối xay gió.
B. Hai cây phong.
C. Chiếc lá cuối cùng.
D. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
II.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm 9
Đề tài nào đòi hỏi sử dụng kiểu thuyết minh?
A. Chơi đu.
B. Làng mạc ngày mùa.
C. Một đêm trung thu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
II.Luyện tập
Bài tập nhận dạng 5 a
Vì sao văn bản sau đây được gọi là văn bản thuyết minh?
Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường thấy dơi vào mùa hè. "Nhà" của dơi là những nơi tối và ẩm như: vách đá, hang, động... đặc biệt là trong những thân cây lớn đã chết. ở nơi có dân cư dơi thường trú trên các mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh nắng.
Vì văn bản trên cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về loài dơi- Đặc điểm và môi trường sống của chúng.
ở nước ta tiền giấy được phát hành từ thời nhà Hồ (1400-1407) nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 tiền giấy được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoản những năm 1891 - 1892. Sau khi nươc VNDCCH ra đời ngày 31/1/1946 chính phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy Việt Nam và đến ngày 30/11/1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước VNDC CH ra đời. Ngày 5/6/1951 ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và phát hành loại giấy mới. Từ đó đến nay nước ta đã qua hai lần đổi tiền (1959,1985) và một lần thống nhất hai miên Nam,Bắc theo loại tiền mới (1978).
Vì văn bản này đã cung cấp cho chúng ta kiến thức về quá trình hình thành và phát triển đồng tiền giấy Việt Nam
Bài tập nhận dạng 5 b
Vì sao văn bản sau đây được gọi là văn bản thuyết minh?
Cách giữ những quyển sách quý
Muốn giữ những quyển sách quý được bền lâu, xin bạn làm theo cách sau đây:
Đừng dùng ngón tay thấm nước miếng khi lật, giở trang sách
Khi trang sách bị bẩn bạn nên lấy xà phòng xát nhẹ lên rồi nhỏ vài giọt nước mà chà cho sạch, sau đó đem phơi khô trước khi cất vào tủ.
Tủ và ngăn đựng sách lúc nào cũng phải giữ cho khô và sạch. Nên gói một cục vôi sống để ở một góc hay dưới đáy tủ.
a) Tự sự
Bài tập nhận dạng 6a
Các văn bản sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
b) Miêu tả
c) Nghị luận
d) Thuyết minh
Cách làm sạch gầu trên tóc
Gầu là thứ "bụi" nhỏ ở da đầu, làm cho da ngứa ngáy khó chịu. Muốn chữa hãy làm theo cách này, trước tiên phải gội đầu thật sạch; cần sạch vì gầu làm nghẹt chân tóc. Sau đó, lấy một cái chén đập chứng lấy lòng đỏ, pha thêm hai muỗng rượu cô nhắc và một chung nước trà đậm, đánh dều cho tan ra, lấy hỗn hợp chất này sức lên tóc, vò đầu thật kỹ tiếp theo gội lại bằng xà phòng thơm với nước ấm. Nếu thấy chưa sạch hãy lấy nước pha thêm một muỗng dấm. Gội độ 5,6 lần như vậy trong tuần gầu sẽ sạch ngay.
Bài tập nhận dạng 6b
a) Tự sự
b) Miêu tả
c) Nghị luận
d) Thuyết minh
Các văn bản sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Con trâu
Trâu là động vật họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen. Trâu có thân hình vạm vỡ, chẳng thế mà nó có thể kéo cày cho cả một mẫu ruông chỉ trong vài ngày ...
Bài tập nhận dạng 6c
a) Tự sự
b) Miêu tả
c) Nghị luận
d) Thuyết minh
Các văn bản sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Bài tập 6
Trong một cuộc hội thảo về Hà Nội, một học sinh nước ngoài đề nghị một học sinh Việt nam giới thiệu về Hà Nội bạn dự định như sau:
Giới thiệu cốm làng Vòng
Cảnh sắc thên nhiên.
ẩm thực Hà Nội
Danh lam thắng cảnh.
Lịch sử hình thành Hà Nội.
Em hãy nêu nhận xét
của mình về dàn ý
bên?
Dàn bài chưa hợp lí, còn thiếu ý về nét đẹp của người Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội
Cảnh sắc thên nhiên.
Nét đẹp con người Hà Nội
Danh lam thắng cảnh Hà Nội.
ẩm thực Hà Nội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)