Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Chia sẻ bởi Hà Tô Hưởng |
Ngày 02/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp!
TRƯỜNG THCS BẠCH ĐÍCH
LỚP 8A
Nghị luận
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Trình bày diễn biến sự việc
Bày tỏ tình cảm. Cảm xúc.
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Tái hiện lại trạng thái vật, con người
Sắp xếp lại thứ tự cho đúng với mục đích của các kiểu văn bản trên?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a. Văn bản: “Cây dừa Bình Định”
a) CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, eo sườn đồi, rải theo bờ biển, trên những chặng đường dài suốt 50, 60km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lững giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Thân cây làm máng.
Cọng lá làm vách- làm chổi.
Lá làm nhà tranh.
Nước dừa để uống, để làm thức ăn, bánh kẹo.
Văn bản này
Trình bày, giới thiệu về điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
2. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a. Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
b) TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
Chất diệp lục trong lá cây có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục.
Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng nguồn
sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để
phản chiếu lại, nên ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một
màu đen sì.
Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục?”giải thích điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản: “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
-> Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
c. Văn bản: “Huế”
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế, đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển.Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào.Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả. Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám nắm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đỗ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dẫn theo tiếng Việt thưc hành)
c) HUẾ
Huế
HUẾ
Sông Hương
ĐÈO HẢI VÂN
Cầu TràngTiền
Sông núi hài hòa
Công trình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng
Văn bản HUẾ
Cơm hến
bánh bèo Huế
bún bò Huế
Món ăn đặc sản Huế
Sản phẩm - nón lá Huế
Truyền thống đấu tranh kiên cường
Văn bản Huế giới thiệu cho ta
biết về điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a.Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản: “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
-> Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
c. Văn bản: “Huế”.
-> Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu?
Sự kiện lũ lụt ở Hà Nội tháng 11 năm qua.
Về một sự kiện trong đời
sống hàng ngày.
Em hãy kể tên một vài văn bản cùng loại mà em biết?
Từ việc tìm hiểu các văn bản trên, em hãy cho thầy biết văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào trong đời sống?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
-> Cụng dụng: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Nhóm 1: a) Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự ( hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?
Nhóm 2 : b) Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
Nhóm 3 : c) Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ?
d) Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì ?
Thảo luận nhóm ( 4 phút )
a) Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự ( Hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm ) Vì :
- Văn bản tự sự có cốt truyện, sự việc, diễn biến, nhân vật.
- Văn bản miêu tả : Miêu tả cụ thể sinh động giúp cho người đọc cảm thấy.
- Văn bản biểu cảm : Bộc lộ cảm xúc cá nhân.
- Văn bản nghị luận : Trình bày luận điểm, luận cứ.
b) Văn bản trên có những đặc điểm chung : Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
c) Các văn bản trên đã thuyết minh đối tượng bằng phương thức : Trình bày, giải thích, giới thiệu .
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm : Chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
Qua đó em cho biết
đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- Thuyết minh những đặc điểm tiêu biểu, cung cấp tri thức khách quan, chính xác, hữu ích về sự vật, hiện tượng.
- Trình bày rõ ràng, khoa học, chặt chẽ.
- Ngôn ngữ cô đọng, dễ hiểu, sinh động.
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
*) Ghi nhớ 2, 3: (SGK/117)
Đoạn văn 1:
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy
người mẹ có một êm dịu vô cùng…
( Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ )
Đoạn văn 2 : Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động : Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng
loài người còn nặng hơn cả AIDS…
( Theo Nguyễn Khắc Viện )
-> Đoạn văn biểu cảm.
-> Đoạn văn thuyết minh.
Bài tập nhanh:
SO SÁNH HAI ĐOẠN VĂN SAU
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
a) Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân: là văn bản thuyết minh cung cấp kiến thức lịch sử.
b) Văn bản Con giun đất: là văn bản thuyết minh cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Bài tập 2:
Văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” Thuộc văn bản nghị luận nhưng sử dụng yếu tố thuyết minh nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
Các văn bản khác như: tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cần yếu tố thuyết minh như một phương tiện diễn đạt rất có hiệu quả.
Bài tập 3:
Bài Tập Củng Cố
Câu 1: Đặc điểm quan trọng để phân biệt văn bản
thuyết minh với các kiểu văn bản khác?
a. Cung cấp những tri thức hư cấu và sự vật, sự việc.
b. Cung cấp những tri thức mà người đọc suy luận ra
từ sự vật, sự việc.
c. Cung cấp những tri thức khách quan về sự vật,
sự việc giúp cho người đọc có thể hiểu đầy đủ về
sự vật, sự việc.
d. Cung cấp cho người đọc những tình cảm chủ quan
của người viết về sự vật, sự việc.
O
Bài Tập Củng Cố
Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản thuyết minh là:
a. Giới thiệu, miêu tả
b. Biểu cảm, giải thích
c. Miêu tả, biểu cảm
d. Trình bày, giới thiệu, giải thích.
O
Thuyết minh
Nghị luận
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Giới thiệu đặc điểm, tính chất,
phương pháp
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Trình bày diễn biến sự việc
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Giới thiệu đặc điểm, tính chất,
phương pháp
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Mục đích:
Cung cấp tri thức về
đặc diểm,
tính chất,
nguyên nhân,
….của sự vật trong
tự nhiên,
xã hội
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Phương thức:
Trình bày, giới thiệu,
giải thích
Tri thức:
Mang tính khách quan,
xác thực
Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà :
- Soạn bài : Phương pháp thuyết minh :
+ Đọc trước các đoạn văn trang 126 đến trang 128 và em hãy viết một đoạn văn ( đề tài tự chọn ) có sử dụng yếu tố thuyết minh và cho biết em đã sử dụng các phương pháp nào ?
- Về học ghi nhớ, học nd bài học và hoàn thiện các bài tập.
Cảm ơn thầy cô và các em đã lắng nghe
các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp!
TRƯỜNG THCS BẠCH ĐÍCH
LỚP 8A
Nghị luận
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Trình bày diễn biến sự việc
Bày tỏ tình cảm. Cảm xúc.
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Tái hiện lại trạng thái vật, con người
Sắp xếp lại thứ tự cho đúng với mục đích của các kiểu văn bản trên?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a. Văn bản: “Cây dừa Bình Định”
a) CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, eo sườn đồi, rải theo bờ biển, trên những chặng đường dài suốt 50, 60km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lững giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Thân cây làm máng.
Cọng lá làm vách- làm chổi.
Lá làm nhà tranh.
Nước dừa để uống, để làm thức ăn, bánh kẹo.
Văn bản này
Trình bày, giới thiệu về điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
2. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a. Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
b) TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
Chất diệp lục trong lá cây có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục.
Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng nguồn
sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để
phản chiếu lại, nên ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một
màu đen sì.
Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục?”giải thích điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản: “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
-> Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
c. Văn bản: “Huế”
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế, đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển.Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào.Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả. Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám nắm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đỗ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dẫn theo tiếng Việt thưc hành)
c) HUẾ
Huế
HUẾ
Sông Hương
ĐÈO HẢI VÂN
Cầu TràngTiền
Sông núi hài hòa
Công trình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng
Văn bản HUẾ
Cơm hến
bánh bèo Huế
bún bò Huế
Món ăn đặc sản Huế
Sản phẩm - nón lá Huế
Truyền thống đấu tranh kiên cường
Văn bản Huế giới thiệu cho ta
biết về điều gì?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Tiết 44: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a.Văn bản: “Cây dừa Bình Định”.
-> Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Văn bản: “Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
-> Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
c. Văn bản: “Huế”.
-> Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu?
Sự kiện lũ lụt ở Hà Nội tháng 11 năm qua.
Về một sự kiện trong đời
sống hàng ngày.
Em hãy kể tên một vài văn bản cùng loại mà em biết?
Từ việc tìm hiểu các văn bản trên, em hãy cho thầy biết văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào trong đời sống?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
-> Cụng dụng: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Nhóm 1: a) Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự ( hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?
Nhóm 2 : b) Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
Nhóm 3 : c) Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ?
d) Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì ?
Thảo luận nhóm ( 4 phút )
a) Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự ( Hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm ) Vì :
- Văn bản tự sự có cốt truyện, sự việc, diễn biến, nhân vật.
- Văn bản miêu tả : Miêu tả cụ thể sinh động giúp cho người đọc cảm thấy.
- Văn bản biểu cảm : Bộc lộ cảm xúc cá nhân.
- Văn bản nghị luận : Trình bày luận điểm, luận cứ.
b) Văn bản trên có những đặc điểm chung : Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
c) Các văn bản trên đã thuyết minh đối tượng bằng phương thức : Trình bày, giải thích, giới thiệu .
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm : Chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
Qua đó em cho biết
đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- Thuyết minh những đặc điểm tiêu biểu, cung cấp tri thức khách quan, chính xác, hữu ích về sự vật, hiện tượng.
- Trình bày rõ ràng, khoa học, chặt chẽ.
- Ngôn ngữ cô đọng, dễ hiểu, sinh động.
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
*) Ghi nhớ 1: (SGK/117)
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
*) Ghi nhớ 2, 3: (SGK/117)
Đoạn văn 1:
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy
người mẹ có một êm dịu vô cùng…
( Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ )
Đoạn văn 2 : Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động : Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng
loài người còn nặng hơn cả AIDS…
( Theo Nguyễn Khắc Viện )
-> Đoạn văn biểu cảm.
-> Đoạn văn thuyết minh.
Bài tập nhanh:
SO SÁNH HAI ĐOẠN VĂN SAU
Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
TIẾT 44: Tập làm văn.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
a) Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân: là văn bản thuyết minh cung cấp kiến thức lịch sử.
b) Văn bản Con giun đất: là văn bản thuyết minh cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Bài tập 2:
Văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” Thuộc văn bản nghị luận nhưng sử dụng yếu tố thuyết minh nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
Các văn bản khác như: tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cần yếu tố thuyết minh như một phương tiện diễn đạt rất có hiệu quả.
Bài tập 3:
Bài Tập Củng Cố
Câu 1: Đặc điểm quan trọng để phân biệt văn bản
thuyết minh với các kiểu văn bản khác?
a. Cung cấp những tri thức hư cấu và sự vật, sự việc.
b. Cung cấp những tri thức mà người đọc suy luận ra
từ sự vật, sự việc.
c. Cung cấp những tri thức khách quan về sự vật,
sự việc giúp cho người đọc có thể hiểu đầy đủ về
sự vật, sự việc.
d. Cung cấp cho người đọc những tình cảm chủ quan
của người viết về sự vật, sự việc.
O
Bài Tập Củng Cố
Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản thuyết minh là:
a. Giới thiệu, miêu tả
b. Biểu cảm, giải thích
c. Miêu tả, biểu cảm
d. Trình bày, giới thiệu, giải thích.
O
Thuyết minh
Nghị luận
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Giới thiệu đặc điểm, tính chất,
phương pháp
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Trình bày diễn biến sự việc
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
Giới thiệu đặc điểm, tính chất,
phương pháp
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Mục đích:
Cung cấp tri thức về
đặc diểm,
tính chất,
nguyên nhân,
….của sự vật trong
tự nhiên,
xã hội
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Phương thức:
Trình bày, giới thiệu,
giải thích
Tri thức:
Mang tính khách quan,
xác thực
Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà :
- Soạn bài : Phương pháp thuyết minh :
+ Đọc trước các đoạn văn trang 126 đến trang 128 và em hãy viết một đoạn văn ( đề tài tự chọn ) có sử dụng yếu tố thuyết minh và cho biết em đã sử dụng các phương pháp nào ?
- Về học ghi nhớ, học nd bài học và hoàn thiện các bài tập.
Cảm ơn thầy cô và các em đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Tô Hưởng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)