Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thảo | Ngày 02/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô
về dự giờ, thăm lớp 8A
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?

HUẾ
Thân cây làm máng.
Cọng lá làm vách.
Lá làm tranh.
Nước dừa để uống, cùi dừa để làm thức ăn, bánh kẹo.
=> Trình bày lợi ích, đặc điểm của cây dừa Bình Định.
Chất diệp lục trong lá cây có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục.
Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng nguồn
sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để
phản chiếu lại, nên ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một
màu đen sì.
Sông núi hài hòa
Công trình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng

HUẾ
Cơm hến
Bánh bèo Huế
Bún bò Huế
Món ăn đặc sản Huế
Sản phẩm nón lá Huế
SỰ KHÁC NHAU GIỮA VĂN BẢN THUYẾT MINH VỚI CÁC
VĂN BẢN KHÁC
- Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, cốt truyện…

- Trình bày chi tiết, cụ thể. Giúp người đọc hình dung ra sự vật, con người…
Trình bày ý kiến, luận điểm, thể hiện quan điểm của người viết bằng suy luận và lí lẽ…

- Bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết về đối tượng…
=> Thuyết minh là kiểu văn bản hoàn toàn khác.
Thân cây làm máng.
Cọng lá làm vách.
Lá làm tranh.
Nước dừa để uống, cùi dừa để làm thức ăn, bánh kẹo.
Gắn bó với người dân Bình Định.
Lá cây có chứa chất diệp lục nên có màu xanh lục.
Huế là thành phố có sông núi hài hòa, nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, các món ăn đặc sản …
Ghi nhớ:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, … của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.
Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Bài 1 (sgk/117)
Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?

a. KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833-1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai làn cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
b. CON GIUN ĐẤT
Giun đất là loài động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người ta có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
a. Ông Nguyễn Bá Dương, người làng Nguyên Xá, huyện Thần Khê. Tính tuệch toạc, thích uống rượu. Nhà nghèo kiết nhưng vẫn sống một cách thản nhiên. (Trích “Tang thương ngẫu lục”)

b. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế … (Trích “Ý nghĩa văn chương”)

c. Sự thực ở nước ta hải dường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. (Trích “Hoa trái quanh tôi”)

d. Nếu có ai hỏi tôi rằng người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội. Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật. Tôi thương bà lắm. (Trích “Cảm nghĩ về bà nội”)
- Các văn bản nghị luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả cần có yếu tố thuyết minh:
+ Văn bản tự sự : Thuyết minh để giới thiệu nhân vật, sự việc.
+ Văn bản miêu tả: Thuyết minh để giới thiệu cảnh vật, con người, làm cho hình ảnh miêu tả nổi bật hơn .
+ Văn bản biểu cảm : Thuyết minh bằng cách giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật, …
+ Văn bản nghị luận: Thuyết minh bằng cách giới thiệu luận điểm, luận cứ làm cho vấn đề nghị luận thuyết phục hơn.
Bản đồ tư duy
Học bài. Hoàn thiện bài tập.
Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh.
Đọc và soạn văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá”.
HƯỚNG DẪN
VỀ NHÀ

Địa phận xã Tân Cương, Đại Từ, Thái Nguyên. Giá vé tham quan 130.000/người.
Cổng vào
Tham quan đảo
Quần thể “Thuyết Nhân Quả”
Huyền Thoại Cung
Sân khấu nhạc nước
Trò chơi cảm giác mạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)