Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng |
Ngày 01/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Tân Thới
Giáo viên : Nguyễn Thị Phượng
Kiểm tra kiến thức cũ
1-Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng, vào mục đích nào ?
Đáp án: Khi cơ co tạo ra môt lực tác động vào vật, làm cho vật di chuyển, tức là đã sinh ra công .
■ Công của cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động .
2- Cho biết nguyên nhân và biện pháp của sự mỏi cơ?
a-Nguyên nhân:
- Sự ôxy hóa chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho co cơ
- Làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến sự mỏi co .
- Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxy nên tích tụ axit lac tic gây đầu độc cơ .
b- Biện pháp phòng chống:
- Hít thở sâu .
- Xoa bóp cơ .
- Cần có thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lý .
Bài 11: TIÊU HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I-SỰTIẾN HÓA CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ XƯƠNG THÚ:
Hình 11-1 Hộp sọ
A- Hộp sọ người .
B- Hộp sọ thú .
Hình 11-2: Cột sống
A- Cột sống chó
B- Cột sống tinh tinh
C- Cột sống người .
A
A
B
C
A
B
B
QUAN SÁT HÌNH VẼ HOẶC MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG NGƯỜI VÀ BỘ XƯƠNG THÚ , LÀM BÀI TẬP Ở BẢNG 11 .
Hình11-3:Xương bàn chân
A-Xương bàn chân người
B-Xương bàn chân tinh tinh
Bảng 11: Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ / mặt
-Lồi cầm ở xương mặt
- Cột sống
- Lồng ngực
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)
Lớn
Phát triển
Nhỏ
Không có
Cong ở 4 chỗ
Nở sang 2 bên
Nở rộng
Phát triển, khỏe
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm .
Lớn phát triển về phía sau
Cong hình cung
Nở theo chiều
lưng- bụng
Hẹp
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ
Câu hỏi : Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng? Và đi bằng hai chân?
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I-SỰ TIẾN HÓA CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ
XƯƠNG THÚ:
Bộ xương người có nhiều điểm tiến hóa thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như:
- Hộp sọ phát triển
- Xương mắt ít phát triển, không nhô ra phía trước, ngắn lại .
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên .
- Cột sống cong 4 chỗ
- Xương chậu nở, xương đùi lớn, xương gót phát triển, bàn chân hình vòm .
- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với bốn ngón kia .
II-SỰTIẾN HÓA CỦA HỆ CƠ NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ
THÚ:
-Hệ cơ người có nhiều đặc điểm tiến hóa :
+Cơ tay đặc biệt cơ ngón cái phát triển giúp người có khả
năng lao động.
+Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.
+Cơ vận động lưỡi phát triển.
Hình 11-4 Sự co các cơ khác nhau ở mặt biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau
A
B
C
D
E
A - Các cơ ở mặt
B - Lo âu
C- Suy tư
D - Sợ hãi
E - Vui cười
Câu hỏi: -Cơ mặt ở người có chức năng gì?
- Đặc biệt có sự phân hóa của cơ nào giúp việc cầm nắm dễ dàng?
-Cơ chân phát triển như thế nào?
III-VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG:
Để cơ xương phát triển phải chú ý:
-Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức .
-Ngồi học đúng tư thế .
-Không khuân vác vật nặng .
-Có chế độ dinh dưỡng hợp lý .
Hình 11-5 Tư thế ngồi học ảnh hưởng tới sự phát triển của cột sống
1- Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
2-Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?
Củng cố bài giảng
1- Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân ?
Đáp án: Cột sống, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm khớp ở tay và chân .
2- Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh?
Đáp án:
- Để cơ thể phát triển phải chú ý đến rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức .
- Ngồi học đúng tư thế .
- Không khuân vác vật nặng .
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý .
3- Đánh dấu (x)vào các đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật.
- Xương sọ lớn hơn xương mặt
- Cột xương sống cong hình cung
- Lồng ngực nở theo chiều lưng - bụng
- Cơ nét mặt phân hóa
- Cơ nhai phát triển
- Khớp cổ tay kém linh động
- Khớp chân – đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu .
- Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng
- Ngón chân cái đối diện với bốn ngón kia .
X
Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo
khoa trang 39 .
- Chuẩn bị bài sau :
‘‘Thực hành : Tập sơ cứu và
băng bó cho người gãy xương’’.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)