Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG.VỆ SINH HỆ VẬN ĐÔNG

Chia sẻ bởi Trần Văn Mến | Ngày 15/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG.VỆ SINH HỆ VẬN ĐÔNG thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:19/09/2011
GV : TRẦN VĂN MẾN
Tuần: 06
Tiết PPCT:11

Bài 11: Tiến hoá của hệ vận động.
Vệ sinh hệ vận động

A. Chuẩn kiến thức – kĩ năng
1. Kiến thức:
- So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rỏ những đặc thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới)
- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS
2. Kĩ năng:
- HS chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật, thể hiện ở hệ cơ xương.
- Vận dụng kiến thức của hệ vận động để giử gìn vệ sinh.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ vận động.
* Các kỉ năng sống:
- Kĩ năng so sánh phân biệt, khái quát khi tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận đông.
- Kĩ năng tìm kiếm và xừ lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận động ở người so với thú.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi xác định cách tập luyên thể thao,lao động vừa sức, kĩ năng ra quyết định khi sát định thói quen rèn luyện thể thao thường xuyên, lao động vừa sức, làm viếc đúng tư thế.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
B. Phương pháp:
- Quan sát, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
- GV: Tranh hình 11.1-5 SGK
- HS: Tìm hiểu trước bài
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
? Hãy trình bày công cơ phụ thuộc vào các yếu tô nào?Nguyên nhân của sự mỏi cơ?Biện pháp chống mỏi cơ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là lớp thú, trong quá trình tiến hoá đã thoát khỏi giới động vật. Cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó đặc biệt là sự biến đổi của hệ cơ xương.tìm hiểu sự biến đổi đó ra sao?phát triển như thế nào chúng ta đi vào bài 11: Tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG

HĐ 1: Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú qua phân tích bộ xương (11)
- GV Y/C học sinh nghiên cứu thông tin và quan sát hình 11.1-3 SGK, thảo luận nhóm (4’) hoàn thiện lệnh SGK
- HS các nhóm thảo luận nhóm (4’) hoàn thiện lệnh SGK
- GV treo bảng 11, yêu cầu HS đại diện các nhóm lên điền vào
- HS đại diện nhóm lên điền bảng
- GV chốt lại kiến thức.
?đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
Trả lời:đó là các đặc điểm về cột sống, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm ở tay và chân.
HĐ 2: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú (10’)- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
- HS đọc thông tin theo yêu cầu của GV
- GV Y/C học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát hình 11.4 SGK, HS thảo luận nhóm (3’) trả lời câu hỏi:
? Sự tiến hoá ở hệ cơ người so với hệ cơ thú như thế nào.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- GV gọi đại diện nhóm trình bày
- HS đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Nguyên nhân nào giúp con phát triển hệ cơ so với loài thú?
- lời: trình phát triễn do thức ăn được nấu chính, sử dụng công cụ ngày càng tinh xảo, đi xa tìm kiếm thức ăn...kết hợp tiếng nói và tư duy dẫn đến con người khác xa với động vật.
HĐ 3:Vệ sinh hệ vận động (10’)
- GV Y/C học sinh quan sát hình 11.5, HS các nhóm hoàn thiện lệnh mục III SGK.
(3’S đại diện nhóm trả lời, lớp bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
- GV đặt câu hỏi:
? Em thử nghĩ xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Mến
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)