Bài 11. Tập làm thơ tám chữ
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thuý |
Ngày 08/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tập làm thơ tám chữ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ:
+ Thơ bốn chữ, năm chữ ( lớp 6)
+ Thơ lục bát ( lớp 7)
+Thơ bảy chữ ( lớp 8)
Trong tiếng Việt có những dấu thanh nào: được chia ra mấy loại?
*Dấu thanh: Ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã , nặng
- Bằng: Ngang, huyền
- Trắc: Sắc, hỏi, ngã, nặng
Việc nắm chắc các dấu thanh và cách dùng các loại thanh có tác dụng gì trong việc tìm hiểu và làm các thể thơ nói trên?
Có tác dụng giúp ta hiểu được các cách gieo vần và hiệp vần ,cách chọn các khuôn âm cho phù hợp.
ở lớp 8 các em đã được học văn bản"Nhớ rừng " của Thế Lữ ,theo em văn bản đó có thuộc các thể thơ mà chúng ta đã tìm hiểu và tập làm không?
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ
I. Bài học.
* Nhận diện thể thơ tám chữ
a. Ví dụ: đọc các đoạn thơ
b.Nhận xét
-Số chữ trong một dòng:
- Số câu trong một khổ:
- Những chữ có chức năng gieo vần:
- Cách gieo vần:
- Cách ngắt nhịp:
I. Bài học
*Nhận diện thể thơ tám chữ
a: Ví dụ: đọc các đoạn thơ.
b.Nhận xét:
- Số chữ trong một dòng: Tám chữ
- Số câu trong một khổ: Không hạn định
- Cách gieo vần: Vần chân
- Cách ngắt nhịp: Linh hoạt
( không theo một công thức cứng nhắc nào; trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý, mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người, do đó không nên áp đặt máy móc)
* Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá,/ lá chen hoa.
Lom khom dưới núi / tiều vài chú,
Lác đác bên sông/ chợ mấy nhà.
* Anh đi /anh nhớ/ quê nhà
Nhớ canh rau muống, / nhớ cà dầm tương
*Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối
Ta say mồi /đứng uống/ ánh trăng tan
Đâu những ngày/ mưa chuyển/ bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm/ giang sơn ta /đổi mới
* Mẹ cùng cha/ công tác bận /không về
Cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng . Bài thơ làm theo thể tám chữ gồm nhiều đoạn dài ( số câu không hạn định ) có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng ) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân
( được gieo liên tục hoặc gián cách )
Mây tản mát ven trời trôi đón gió
Sao mơ hồ thưa bóng lẩn trong sương
Sông lặng chảy một nguồn trăng sáng tỏ
Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gương.
* Bài thơ vui sưu tầm: Người ấy là cha tôi.
Người đàn ông tóc đã hoa dâm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít.
Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu hết
Khi đánh tôi cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thâm
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1. Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một /. / đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay /./
( Trưa hè - Anh Thơ )
xa, qua, vườn, sương
Tìm từ thích hợp ( đúng thanh , đúng vần ) để điền vào chỗ trống :
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
( Anh Thơ- Trưa hè)
2. Bài tập 2: Khổ thơ sau còn thiếu một câu, hãy thêm câu cuối cho đúng vần và hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trên?
1. Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã.
...............
DẶN DÒ
- Học kỹ về đặc điểm thơ tám chữ
- Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ tám chữ.
- Tự sáng tác thơ tám chữ.
- Soạn bài thơ " Bếp lửa"
+ Thơ bốn chữ, năm chữ ( lớp 6)
+ Thơ lục bát ( lớp 7)
+Thơ bảy chữ ( lớp 8)
Trong tiếng Việt có những dấu thanh nào: được chia ra mấy loại?
*Dấu thanh: Ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã , nặng
- Bằng: Ngang, huyền
- Trắc: Sắc, hỏi, ngã, nặng
Việc nắm chắc các dấu thanh và cách dùng các loại thanh có tác dụng gì trong việc tìm hiểu và làm các thể thơ nói trên?
Có tác dụng giúp ta hiểu được các cách gieo vần và hiệp vần ,cách chọn các khuôn âm cho phù hợp.
ở lớp 8 các em đã được học văn bản"Nhớ rừng " của Thế Lữ ,theo em văn bản đó có thuộc các thể thơ mà chúng ta đã tìm hiểu và tập làm không?
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ
I. Bài học.
* Nhận diện thể thơ tám chữ
a. Ví dụ: đọc các đoạn thơ
b.Nhận xét
-Số chữ trong một dòng:
- Số câu trong một khổ:
- Những chữ có chức năng gieo vần:
- Cách gieo vần:
- Cách ngắt nhịp:
I. Bài học
*Nhận diện thể thơ tám chữ
a: Ví dụ: đọc các đoạn thơ.
b.Nhận xét:
- Số chữ trong một dòng: Tám chữ
- Số câu trong một khổ: Không hạn định
- Cách gieo vần: Vần chân
- Cách ngắt nhịp: Linh hoạt
( không theo một công thức cứng nhắc nào; trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý, mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người, do đó không nên áp đặt máy móc)
* Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá,/ lá chen hoa.
Lom khom dưới núi / tiều vài chú,
Lác đác bên sông/ chợ mấy nhà.
* Anh đi /anh nhớ/ quê nhà
Nhớ canh rau muống, / nhớ cà dầm tương
*Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối
Ta say mồi /đứng uống/ ánh trăng tan
Đâu những ngày/ mưa chuyển/ bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm/ giang sơn ta /đổi mới
* Mẹ cùng cha/ công tác bận /không về
Cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng . Bài thơ làm theo thể tám chữ gồm nhiều đoạn dài ( số câu không hạn định ) có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng ) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân
( được gieo liên tục hoặc gián cách )
Mây tản mát ven trời trôi đón gió
Sao mơ hồ thưa bóng lẩn trong sương
Sông lặng chảy một nguồn trăng sáng tỏ
Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gương.
* Bài thơ vui sưu tầm: Người ấy là cha tôi.
Người đàn ông tóc đã hoa dâm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít.
Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu hết
Khi đánh tôi cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thâm
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1. Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một /. / đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay /./
( Trưa hè - Anh Thơ )
xa, qua, vườn, sương
Tìm từ thích hợp ( đúng thanh , đúng vần ) để điền vào chỗ trống :
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
( Anh Thơ- Trưa hè)
2. Bài tập 2: Khổ thơ sau còn thiếu một câu, hãy thêm câu cuối cho đúng vần và hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trên?
1. Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã.
...............
DẶN DÒ
- Học kỹ về đặc điểm thơ tám chữ
- Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ tám chữ.
- Tự sáng tác thơ tám chữ.
- Soạn bài thơ " Bếp lửa"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thuý
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)