Bài 11. Phân bón hoá hoc
Chia sẻ bởi Dương Bích Tuyền |
Ngày 30/04/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Phân bón hoá hoc thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Phân đạm
Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+
Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protein thực vật.
Phân đạm làm cho cây trồng phát triển nhanh, mạnh, cành lá xanh tươi, cho nhiều hạt, nhiều củ hoặc nhiều quả.
Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố N.
Các loại phân đạm chính là: phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê
1. Phân đạm amoni
Phân đạm amoni là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4,NH4NO3…
Điều chế: Amôniac + axit tương ứng
VD: 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4
Khi tan trong nước, muối amôni bị thuỷ phân tạo ra môi trường axit => bón phân này cho loại đất ít chua, hoặc đất đã khử chua trước bằng vôi (CaO).
Muối amoni có dạng tinh thể nhỏ không màu (để phân biệt (NH4)2SO4 thường được nhuộm màu xanh) và rất dễ tan.
(NH4)2SO4 và NH3NO3 thuộc loại phân đạm được dùng phổ biến ở trên thế giới.
Tuy nhiên NH3NO3 dễ chảy nước (do hút hơi nước trong không khí ẩm) và đóng cục, không thích hợp với điều kiện không khí có độ ẩm thường khá cao ở Việt Nam.
Ở nhiệt độ cao hoặc gặp chất bazơ mạnh, muối amoni bị phân huỷ cho NH3 bay ra. Do vậy việc bảo quản phân đạm amoni cần để nơi thoáng mát và tránh lẫn với các chất bazơ (vôi sống, vôi tôi …)
1. Phân đạm amoni
NH4Cl
(NH4)2SO4
NH4NO3
2. Phân đạm nitrat
Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…
Điều chế: axit nitric + muối cacbonat của KL tương ứng.
VD: CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
phân đạm nitrat có dạng tinh thể to, dễ tan nhưng rất dễ chảy nước, khó bảo quản. tỷ lệ % N thực tế lại thấp vì thường là lẫn nước .
Phân đạm nitrat khi bảo quản thường dễ hút nước trong không khí và chảy rữa
Do tan nhiều trong nước nên có tác dụng nhanh đối với cây trồng nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.
NaNO3
3. Phân urê
Urê ((NH2)2CO) là chất rắn màu trắng. Chứa 46%N là loại phân đạm tốt nhất hiện nay.
Điều chế: NH3 + CO2 (NH2)CO + H2O
Trong đất, dưới tác dụng của các vsv, urê bị phân huỷ thoát ra NH3, hoặc chuyển dần thành muối amoni cacbonat khi tác dụng với nước.
(NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3
URÊ
Tuy nhiên, ngày nay người ta sử dụng phân urê như hoá chất bảo quản thực phẩm. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ (chỉ 4.500-5.000đ/kg) nên không ít người kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản thực phẩm. Thủy hải sản khi được bôi hoặc tẩm urê sẽ nhìn như còn mới, dễ đánh lừa người tiêu dùng là thực phẩm còn tươi.
Việt Nam đã có các nhà máy sản xuất phân đạm: nhà máy phân đạm Hà Bắc thuộc tỉnh Bắc Giang sử dụng than đá làm nguyên liệu, công suất 100.000 tấn/năm; nhà máy phân đạm Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng khí thiên nhiên làm nguyên liệu, có công suất 800.000 tấn/năm. Các nhà máy đang được triển khai thiết kế hoặc xây dựng: nhà máy phân đạm Cà Mau thuộc Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau có công suất 800.000 tấn năm (đang đấu thầu xây dựng); nhà máy phân đạm Ninh Bình và nhà máy phân đạm Dung Quất (đang lập dự án).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Bích Tuyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)