Bài 11. Phân bón hoá hoc

Chia sẻ bởi Trần Thị Tình | Ngày 30/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Phân bón hoá hoc thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP NHÓM:
NÔNG HÓA – THỔ NHƯỠNG
CHƯƠNG: PHÂN HÓA HỌC
GVHD: Th.S Đỗ Thị Trường
SVTH: Đinh Thị Hòa
Thân Thị Huế
Trần Thị Thu Thư

NỘI DUNG
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Phân trung và vi lượng
Phân hóa học còn gọi là phân khoáng, phân vô cơ.
Phân hóa học là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng của cây. Trong đó có: 3 nguyên tố đa lượng là N, P, K và 3 nguyên tố trung lượng là Ca, Mg, S, 7 nguyên tố vi lượng là Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl. Ngoài ra, còn một số nguyên tố khác cần thiết cho từng loại cây như: Na, Si, Co, Al……


PHÂN HOÁ HỌC
1. Một số loại phân đạm trên thị trường:
Phân đạm Phú Mỹ
Phân đạm Hà Bắc
I. Phân đạm và cách sử dụng:
Phân đạm Bình Điền
Phân đạm Cà Mau
Phân đạm SA
2. Đạm trong cây:
2.1. Tỉ lệ đạm trong cây:
Tỉ lệ đạm tích luỹ trung bình từ 1 – 3 % trọng lượng chất khô.
Tuỳ theo từng loại cây, tuổi cây, loại đất, chế độ phân bón mà tỉ lệ đạm trong cây khác nhau.
VD: Loại cây(loại hạt): Tỉ lệ N
Hạt thóc 0,80 – 1,20
Hạt ngô 1,60 – 2,00
Hạt thóc
Hạt ngô
2.2 Các dạng đạm trong cây:
Aminoaxit
Protein
Ancaloit
Các hợp chất có chứa đạm khác

Gồm
2.3 Vai trò của đạm đối với cây trồng:
- Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng đối với cây.
- Đạm là nguyên tố tham gia vào nhiều thành phần chính của các loại hợp chất quan trọng trong cây: các axitamin, diệp lục…
- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, lá cây có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh, tăng năng suất cây trồng.
Bón phân cho lúa
Cây thiếu đạm thường sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Cây cà chua thiếu đạm
Cây thừa đạm thân lá phát triển mạnh, không cân đối với bộ rễ nên dễ bị lốp đổ
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng. Đạm rất cần cho một số loại cây ăn lá: rau cải, cải bắp
Cải bắp được bón đạm đầy đủ
3. Đạm trong đất:
95% ở dạng hữu cơ (trong mùn)
5% ở dạng khoáng
Tỉ lệ đạm trong đất


Các quá trình chuyển hoá đạm trong đất
Amôn hoá
Nitrat hoá
Phản nitrat hoá
Hấp thu sinh học đạm
4.1.1 Phân Amôn sunphat (NH4)2SO4:
- Thành phần: 20 – 21% N nguyên chất, 29% S.
- Tính chất:
+ Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà, có loại màu hồng hoặc xám xanh, có mùi nước tiểu, vị mặn, hơi chua.
+ Phân dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản, dễ sử dụng.
+ Là loại phân chua sinh lý.
Phân amôn sunphat (NH4)2SO4
4. Phân loại và cách sử dụng
4.1 Phân đạm amôn:
Cách sử dụng:

+ Có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, trên các loại đất khác nhau (trừ đất phèn, chua).

Ruộng lạc được bón phân đạm
Lúa bị cháy lá
+ Là loại phân có tác dụng nhanh đối với cây trồng nên được dùng để bón thúc. Nên bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
+ Đối với cây con, phân này dễ gây cháy lá.
4.1.2 Phân Amôn Clorua NH4Cl
Thành phần: 24 – 25%N nguyên chất.
Tính chất:
+ Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.
+ Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không vón cục, thường tơi rời dễ sử dụng.
+ Là phân chua sinh lý
Phân Amôn Clorua NH4Cl
Cách sử dụng:
+ Nên bón kết hợp với phân lân thiên nhiên, vôi và phân chuồng.
+ Không nên dùng bón cho cây thuốc lá, chè, khoai tây … vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
+ Không nên bón cho mía vì có thể làm giảm tỉ lệ đường kết tinh.
+ Ở các vùng khô hạn, các chân đất nhiễm mặn cũng không nên bón phân này vì đất ở đó tích lũy nhiều clo ngây ngộ độc cho cây.
4.2.1 Phân Natri nitrat NaNO3
- Thành phần: có tỉ lệ N cực thấp, chỉ chứa 16%N và 25% Na.
- Tính chất:
+ Là loại phân kết tinh trắng, dễ tan trong nước, đóng cục, khó bảo quản.
+ Là loại phân chua sinh lý.
Phân Natri nitrat NaNO3
4.2 Phân đạm Nitrat
Cách sử dụng:
+ Dùng cho những vùng đất chua và mặn. Tuy nhiên, bón liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.
+ Rất hiệu quả đối với cây ăn quả và cây có củ, làm tăng chất lượng sản phẩm.
Cây su hào
Cây bưởi
Một số hình ảnh cây trồng sử dụng phân natri nitrat:
Nho
Nhãn
Cà rốt
Thành phần: có tỉ lệ N từ 12,6 - 15%N và 25% Ca.
Tính chất: là loại phân sinh lý kiềm, viên màu trắng xám, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm, khó bảo quản.
Phân Canxi nitrat Ca(NO3)2
4.2.2 Phân Canxi nitrat Ca(NO3))2
Cách sử dụng:
+ Thích hợp với nhiều loại đất, với các cây hòa thảo và rau xanh.
+ Sử dụng tốt trên đất phèn và đất bạc màu.
+ Chủ yếu dùng để bón thúc
Vườn cải xanh được bón canxi nitrat
Thành phần: chứa 33 – 35% N nguyên chất, chiếm 11% tổng số phân đạm sản xuất hàng năm.
Tính chất:
+ Dạng tinh thể muối kết tinh trắng.
+ Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng.
+ Là loại phân chua sinh lý.
Phân đạm Amôn Nitrat (NH4NO3)
4.3 Phân đạm amôn nitrat NH4NO3
- Cách sử dụng:
+ Có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
+ Thích hợp với các loại cây ở cạn như: thuốc lá, bông, mía, …
+ Dùng để pha dung dịch dinh dưỡng tưới cho cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.
+ Chú ý bón xa gốc, tránh héo rũ và chết cây vì nồng độ đạm cao.
Cây thuốc lá
Cây bông
Tính chất: có 2 loại đạm urê có chất lượng giống nhau.
Thành phần: khoảng 40 – 48% N nguyên chất, là loại phân có tỷ lệ N cao nhất. Chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất hàng năm.
+ Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh, dễ vón cục.
+ Loại có dạng viên nhỏ như trứng cá, có thêm chất chống ẩm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, được dùng nhiều.
+ Phân urê là loại phân sinh lý trung bình.
4.4 Phân đạm Urê
Đạm ure
- Cách sử dụng:
+ Thích nghi rộng, phù hợp với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau.
+ Thích hợp bón trên đất chua phèn.
+ Dùng để bón thúc, có thể pha loãng phun lên lá.
+ Nên bón ít và bón làm nhiều lần, không bón tập trung một chỗ.
+ Có thể thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, bò …
Măng
Phun phân cho lúa
II.PHÂN LÂN
Lân trong cây:
1.1. Tỷ lệ lân trong cây:
Trong cây lân chiếm trung bình từ 0,3-0,4% của trọng lượng chất khô
Tỷ lệ lân trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Phụ thuộc vào từng loại cây trồng, thời kì sinh trưởng và từng bộ phận của cây :ở thời kì cây con lân có nhiều ở đỉnh sinh trưởng,khi cây chín lân có nhiều trong hạt hơn các bộ phận khác của cây.
+Tỉ lệ lân trong cây còn thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng lân trong đất, chế độ bón phân.
Đỉnh sinh trưởng
Cây đậu tương trưởng thành
Cây con
Bảng :Hàm lượng lân ở một số loại cây
1.2. Dạng lân trong cây

Lân trog cây
Lân vô cơ
Lân hữu cơ
Trong hạt ngũ cốc chín :
chủ yếu là lân hữu cơ,lân vô cơ khoảng 10-12%
Trong rơm rạ: lân vô cơ chiếm 80% lân tổng số
Đậu xanh
Rơm rạ
Thời kì cây hình thành hạt đến chín sữa chín sáp lân vô cơ chiếm 60%, tuy nhiên trong quá trình chín lân vô cơ giảm dần.
Lân vô cơ trong cây: chủ yếu tồn tại ở dạng muối vô cơ HPO42-, H2PO4- của kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ, thường có nhiều trên lá và rễ.
Lân hữu cơ trong cây: các dạng lân chủ yếu trong cây là nucleotit, photphoprotit, sacarophotphat, ATP…lân hữu cơ thường có nhiều trong hạt.
1.3. Sự hút lân của cây:
Cây hút lân ở hai dạng: HPO42-, H2PO4-.
Lượng lân hút ít hay nhiều phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Loại cây trồng: tuỳ từng loại cây trồng khác nhau mà lượng lân hút vào khác nhau.
Ví dụ: Ngô 50-60 (kg/ha/vụ)
Lúa 40-50 (kg/ha/vụ)
+Thời kì sinh trưởng: đa số cây hút lân vào thời kì đầu để tăng cường sự phát triển của bộ rễ.
Theo Brenski, trước khi phân hoá
đòng cây lúa đã hút được 85% tổng
số lân cần thiết cho toàn bộ quá trình
sinh trưởng và phát triển của nó.


+ Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất: hàm lượng lân dễ tiêu càng nhiều thì lượng lân cây hút được càng lớn.
1.4. Vai trò của lân đối với cây trồng:
Lân là một chất cần thiết vào bậc nhất trong quá trình trao đổi chất của cây:
* Rất quan trọng trong dự trữ và vận chuyển năng lượng (ADP và ATP)


Đồng lúa
Thành phần của các nucleic acids (AND và ARN)
Thành phần của phosphoproteins và phospholipids.
Có trong thành phần của nhiều enzymes, coenzym.
Do đó tất cả các quá trình hình thành, tích luỹ và vận chuyển hydratcacbon, protein, chất béo…đều có sự tham gia trực
tiếp của lân.
Lân có khả năng điều chỉnh độ pH làm dịch cây có tính đệm:

Trong cây thường gặp ion của H3PO4

di chuyển trong dịch tế bào. Tuỳ theo phản ứng của dịch tế bào, sự chuyển biến diễn ra như sau:
HPO42- + H2O = H2PO4- + OH-
H2PO4- = HPO42- + H+






H2PO4-
HPO42-
Lân làm tăng cường sự phát triển của bộ rễ, đặc biệt đối với các cây họ đậu là điều kiện tăng nốt sần và quá trình đồng hoá đạm của nó.
Khi hàm lượng lân trong đất thấp
vi khuẩn nốt sần có thể xâm nhập
vào rễ nhưng không có khả năng tạo
thành nốt sần hữu hiệu.



Lân xúc tiến sự chuyển đạm khoáng trong cây thành đạm Prôtit, hạn chế độ gây độc của đạm khoáng quá cao trong dịch tế bào.
Lân làm tăng phẩm chất nông sản:
Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc
Tăng hàm lượng dầu trong cây lạc
Tăng hàm lượng đường trong mía
Tăng khả năng làm hạt nảy mầm và sức sống của cây con về sau.
Nốt sần
Hạt đậu tương
Cây lạc
Đồng mía
Sự nảy mầm của hạt đậu tương
1.5. Các dấu hiệu thiếu lân:




Khi cây thiếu lân
Cây sinh trưởng kém còi cọc
Bộ rễ kém phát triển
Phiến lá bé có màu tối sậm
(do trong lá tích tụ sắc tố anthoxyan)
Lá già thiếu lân thường rụng sớm
Có màu huyết dụ hoặc màu ửng đỏ
Cây chín chậm, không có hạt hoặc
hạt và quả phát triển kém, năng suất giảm
Đối với lúa:
Nếu được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng.
Thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.
Đối với ngô:
Triệu chứng thiếu lân của ngô biểu hiện bằng
màu huyết dụ trên bẹ lá và gốc cây, trái cong
queo. Trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng
và chết.
Lúa phát triển tốt
Lúa kém phát triển do thiếu lân
Ngô bị vàng lá do thiếu lân
Khi cây thừa lân:
Cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.
Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng.
2. Lân trong đất:
2.1. Tỉ lệ lân trong đất:
Hàm lượng lân trong đất dao động trong phạm vi rộng từ 0,02- 0,08%.
đất có hàm lượng lân nhiều nhất là đất xám bạc màu khoảng 0,03-0,04%.
Tỉ lệ trong đất nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Độ sâu tầng đất: lân trong lớp đất mặt thường cao hơn lớp đất dưới.
Ví dụ: trên đất phù sa sông Hồng
Ở chiều sâu 0-10cm lượng P2O5 là 0,092%.
Ở chiều sâu 10-20cm lượng P2O5 là 0,079%
Ở chiều sâu 20-40cm lượng P2O5 là 0,071%
Tính chất của đá mẹ: những đất phát sinh từ đá mẹ như mica, quartrit thường tỉ lệ lân thấp hơn những đất phát sinh từ đá mẹ không chua như đá vôi, đá badan, pocphia.
Thành phần cơ giới của đất: đất có các cỡ hạt tồn tại trên ở thành phần sét chứa nhiều lân hơn ở các cỡ hạt có thành phần cát.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất: đất càng giàu mùn thì càng giàu lân.
Ở Việt Nam, đất badan có tỉ lệ lân tổng số trong đất cao trung bình từ 0,04-0,06%, nhưng đất bạc màu, đất chua mặn tỉ lệ lân trong đất thấp từ 0,03-0,04%, và đa số đất lúa nói chung tỉ lệ lân tổng số đều thấp dao động từ 0,02-0,05%.
Ảnh hưởng của chế độ canh tác
và phân bón:bón phân lân kết hợp
trồng cây họ đậu hoặc dùng cây phân
xanh vùi vào đất góp phần giải phóng
lân thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
Đất mặn
2.2. Các dạng lân trong đất:

2 dạng
Lân vô cơ
Lân hữu cơ
2.2.1. Lân hữu cơ:
Thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệ chất hữu cơ cao. Nếu đất có 2 – 3%
mùn thì hàm lượng lân hữu cơ chiếm khoảng 25 –50% lân tổng số.
Lân hữu cơ chủ yếu là phitin, photphatic, axitnucleic dưới tác dụng phân giải của vi sinh vật sẽ giải phóng photphat vô cơ cho cây trồng.
Tầng đất mặt có nhiều lân hữu cơ hơn ở các tầng dưới.
Lân hữu cơ hoà tan trong môi trường kiềm, nhạy cảm với pH đất.
P hữu cơ được giải phóng do khoáng hóa, ít bị rửa trôi, không bay hơi, bị mất chủ yếu do xói mòn.
2.2.2. Lân vô cơ:
Phần lớn lân vô cơ ở dạng muối photphat và hoà tan trong môi trường axit.
Lân vô cơ chiếm khoảng 50% lân tổng số.
Dựa vào sự khác nhau của cation mà nó kết hợp mà có thể chia làm 4 loại:
Photphat Ca, Mg:
Biểu thị bằng Ca-P.
Gốc PO43- kết hợp với Ca, Mg theo các tỉ lệ khác nhau tạo thành muối photphat Ca, Mg có độ hoà tan khác nhau.
Do trong đất có hàm lượng Ca nhiều hơn Mg và độ hoà tan của photphat Ca bé hơn nên hàm lượng photphat Ca thường cao hơn và trở thành dạng lân chủ yếu của đất có phản ứng trung tính kiềm yếu.
Ví dụ: Đất phù sa sông Hồng : photphat canxi chiếm 4,3-54% tổng số lân vô cơ.
Đất đá vôi : photphat canxi chiếm 70-80% tổng số lân vô cơ.
Photphat Fe, Al:
Biểu thị bằng: Fe-P và Al-P.
Trong đất chua, phần lớn lân vô cơ kết hợp với Fe, Al tạo thành photphat Fe, Al
Chúng có thể ở dạng gel kết tủa hoặc kết tinh,độ tan rất thấp.
Thường gặp là Fe(OH)2H2PO4 và Al(OH)2H2PO4.
Các loại đất chua ở Việt Nam đều có hàm lượng phọthat sắt cao.
Ví dụ:

Đất nâu đỏ trên đá badan có Fe-P
chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ.


Đất vàng đỏ trên đá sét có Fe-P
trên 70% tổng số lân vô cơ.


Đất phù sa và đất chua mặn có
Fe-P khoảng 48-56% tổng số lân
vô cơ.
Đất nâu đỏ
Đất vàng đỏ
Photphat bị màng oxyt bao bọc:
Biểu thị bằng O-P.
Do có màng oxyt bọc ngoài nên dạng này khó tan
Muốn phá màng này phải tạo môi trường khử oxy hoặc điều chỉnh độ pH. Dạng này chiếm tỉ lệ khá lớn (từ 30 –40% tổng số lân vô cơ, nếu đất chua nhiều).
Photphat sắt nhôm liên kết với cation kiềm:
Dạng lân này phức tạp và có nhiều loại.
Trong các loại đất hàm lượng lân này rất thấp, độ tan bé cho nên không có tác dụng gì đối với cây.
Lân dễ tiêu: lân dễ tiêu nhất đối với thực vật là lân ở trong dung dịch.
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-
H2PO4-↔ H+ + HPO42-
HPO42-↔ H+ + PO43-
Tỉ lệ của 3 loại anion trên phụ thuộc vào độ pH của dung dịch đất,
khi pH từ 5 – 9, anion lân chủ yếu ở dạng H2PO4- và HPO42-, pH càng tăng thì lượng HPO42- càng tăng.
Bảng: Tỉ lệ các ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau (%)
pH
Ion photphat
Đất Việt Nam do hình thành trong vùng ẩm nhiệt đới,có mức độ phong hoá sâu sắc, hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất nói chung không cao trừ một vài trường hợp đặc biệt.
Bảng: Lân tổng số và dễ tiêu trong đất Việt Nam
2.3. Quá trình chuyển hoá lân trong đất:
2.3.1. Quá trình chuyển hoá từ lân dễ tiêu sang lân khó tiêu:
Quá trình thoái hoá lân:
Lân hoà tan được trong nước (hay dễ tiêu đối với cây trồng)
Phản ứng
hoá học
lân không tan trong nước ( hay khó tiêu đối với cây trồng).
Trên đất chua thì sắt nhôm trở thành dạng di động và tác động lên phôtphat hoà tan theo phản ứng sau:
Al2(SO4)3 + Ca(H2PO4)2 CaSO4 + AlPO4 + H2O
Trên đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm giàu canxi, lân có thể chuyển hoá từ dạng dễ tiêu sang dạng khó tiêu theo phản ứng sau:
Ca(H2PO4)2 + CaCO3 CaHPO4 + H2O + CO2
CaHPO4 + CaCO3 Ca3(PO4)2 + H2O + CO2
Quá trình giữ chặt lân:

Lân từ dạng hoà tan
Phản ứng trao đổi ion trong tầng
khuếch tán của keo đất
Dạng không hoà tan
Trên đất chua quá trình chuyển hoá được diễn ra như sau:
Al3+ Ca2+
[KĐ] + Ca(H2PO4)2 [KĐ] + AlPO4 + H2O
Trên đất trung tính và hơi kiềm quá trình chuyển hoá diễn ra như sau:
Ca2+ H+
[KĐ] + Ca(H2PO4)2 [KĐ] + Ca3(PO4)2
Do thoái hoá và giữ chặt lân trong đất nên hệ số sử dụng lân trong đất rất thấp chỉ dao động từ 7-15%, hệ số sử dụng lân trong phân cũng thấp dao động từ 10-30%.
2.3.2.3. Biện pháp hạn chế quá trình thoái hoá và giữ chặt lân:

Trên đất chua

+ cần bón vôi trung hoà độ chua trước khi bón lân (có thể bón trước 1 tuần).
+ nên bón phân lân kiềm, trung tính như: phân lân nung chảy, apatit.
Trên đất trung tính và kiềm giàu canxi
+ không bón lân rải đều ra ruộng mà bón theo hàng hoặc hốc có độ sâu phù hợp với bộ rễ.
+ không nên bón quá sớm, nên bón ở lần làm đất cuối cùng trước khi gieo hoặc cấy.
+ nên bón vôi cải tạo trước khi bón supe lân.
Bón vôi cải tạo đất
Bón lân cho ruộng lúa
2.3.2. Quá trình chuyển hoá lân khó tiêu sang lân dễ tiêu:
Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ:
Trong quá trình khoáng hoá, lân hữu cơ được phân giải giải phóng dưới dạng axit photphorit và muối dễ hoà tan của nó để cung cấp cho cây trồng.
Trong điều kiện nhiệt độ bình thường ở các nước ôn đới, sự khoáng hoá lân hữu cơ tiến hành rất chậm, lượng lân cung cấp cho cây từ các hợp chất hữu cơ hầu như không đáng kể.
Ở nhiệt độ 35-500C thì quá trình khoáng hoá đó tăng rất nhanh, cung cấp cho cây được nhiều lân từ hợp chất hữu cơ.
Do đó ở nước ta bón phân chuồng cũng
là một biện pháp có thể giải quyết được
phần nào triệu chứng thiếu lân của cây.
Phân chuồng cung cấp lân cho cây
Quá trình giải phóng lân:
Quá trình giải phóng lân xảy ra trên đất chua không giàu sắt nhôm di động:
H+ Ca2+
[KĐ] + Ca3(PO4)2 [KĐ] + Ca(H2PO4)2
H+

Ca3(PO4)2 còn bị thuỷ phân chuyển thành hydroxit khó tan và CaHPO4 dễ tiêu cho cây theo phản ứng sau:
4Ca9(PO4)6.0,5H2O + 4H2O 3Ca10(PO4)6(OH)2 + 6CaHPO4

Photphat Fe3+ được chuyển thành photphat Fe2+ dễ tan cung cấp cho cây lúa trong quá trình khử oxi ở ruộng lúa ngập nước. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra trên chân đất có hàm lượng lân trong đất khá cao và không có sự chênh lệch quá nhiều so với sắt và nhôm.
3. Phân lân và cách sử dụng:
Trước đây, nguồn lân chính đầu tiên dùng để sản xuất các loại phân lân là xương động vật, nhưng việc cung cấp xương nhanh chóng bị cạn kiệt.
Ngày nay, đá photphat là nguyên liệu thô quan trọng nhất dùng để sản xuất phân lân. Những khoáng này gọi chung là apatit. Đá photphat được khai thác hiện nay chứa rất nhiều tạp chất, phổ biến là CO3, Na và Mg.
. Việt Nam có một quặng apatit ở Lào Cai, nhưng hàm lượng không đồng đều khoảng 15─ 40% P2O5.
Các loại phân lân phổ biến hiện nay thường được
xử lý apatit với axit hay nhiệt.
3.1. Phân lân tự nhiên:
3.1.1. Phân apatit:
Là loại quặng thiên nhiên của
photphat 3 canxi.
Công thức chung: 3Ca3(PO4)2.CaX2
(X là gốc hoá trị 1 có thể là F-, Cl-,OH-)
Khai thác quặng apatit ở Lào Cai
Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi nhiều.
Thường người ta chia thành 3 loại:

Loại phân apatit giàu: 37-42% lân
Loại phân apatit trung bình: 30-37% lân
Loại phân apatit nghèo: < 30% lân
Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây.
Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng.
Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất.
Phân này được sử dụng bón cho những vùng đất chua có pH < 5,5 cho hiệu quả rất lớn.
Ở những vùng đất không chua thì hiệu quả của phân này không cao trừ bón cho cây phân xanh.
Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.
3.1.2. Phân photphorit:
Là dạng lân tự nhiên, có công thức chủ yếu: Ca3(PO4)2
Tính chất:
Là loại bột mịn, màu nâu thẫm
hoặc đôi khi có màu nâu nhạt.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay
đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%.
Loại phân thường có trên thị trường
có tỷ lệ là 15 – 18%.
Trong phân photphorit phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng.
Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua.
Phân phôtphorit
Phản ứng với đất:
Ca3(PO4)2 + H2CO3 CaHPO4 + Ca(HCO3)2
H+ Ca2+
[KĐ] + Ca3(PO4)2 [KĐ] + 2CaHPO4
H+
Sử dụng:
Vì lân trong phân ở dưới dạng khó tiêu,
cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả ở các
chân đất chua. Ở các chân ruộng không
chua, hiệu lực của loại phân này thấp;
ở loại đất này, phân photphorit dùng bón
cho cây phân xanh có thể phát huy được
hiệu lực.
Phân này chỉ nên dùng để bón lót, không dùng để bón thúc.
Khi sử dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay, không được để lâu.
Cây điền thanh
Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt.
Phân phôtphorit ít hút ẩm, ít bị biến chất, cho nên có thể cất giữ được lâu. Vì vậy, bảo quản tương đối dễ dàng.
3.2. Phân lân chế biến:
3.2.1. Phân lân chế biến bằng axit:
Supe lân:
Nguyên liệu thường dùng để điều chế là Apatit.
.
Phản ứng

3Ca3(PO4)2.CaF2+ 7H2SO4 = 3Ca(H2PO4)2 + 7CaSO4 + 2HF


HF CaF2 thuốc trừ sâu

  Ca(H2PO4), CaSO4 phân bón
khối nung vôi đỏ
Sản phẩm
Tính chất:
Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám
hoặc màu xám thiếc, một số trường hợp supe
lân được sản xuất dạng viên.
14-20% lân nguyên chất
Supe lân gồm thạch cao
axit phản ứng chua

Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng.
Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi.
Ở đất chua khi bón supe lân có thể gây hiện tượng kết tủa sắt nhôm di động.
Ca(H2PO4)2 + 2AlCl3 = 2AlPO4 + CaCl2 + 4HCl
Ở đất trung tính supe lân kết hợp với canxi bicacbonat:
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 CaHPO4 + H2CO3
Supe lân kép


Ở đất kiềm do nhiều CaCO3 khi bón supe lân tạo thành:

Ca(H2PO4)2 + CaCO3 2CaHPO4 + H2CO3

2CaHPO4 + CaCO3 Ca3(PO4)2 + H2CO3
.
Photphat 2, 3 canxi khi gặp axit cacbonic lại chuyển dần thành photphat 1 canxi, khi đó cây trồng lại hút dễ dàng.

Tóm lại: hiệu lực của supe lân liên quan tới độ pH

+ Khi pH đất từ 6,5-7,5 thì lân ở dạng HPO4- và H2PO4- là dạng lân thích hợp với cây trồng

+ Khi pH đất là 5,5 thì lân bị Fe, Al cố định ở dạng AlPO4,
FePO4







Các loại supe lân
Supe lân Lâm Thao
Supe lân Long Thành
Supe lân M
Supe lân hạt
Lân viên
Sử dụng:
Dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được.
Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua.
Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân.


Trung hoà độ chua
của supe lân
Đất chua nhiều: 15-20% apatit
Đất chua ít dùng 10-15% apatit
Dùng tro bếp:
10 – 15%
Dùng vôi :
5-10%

Supe lân có thể dùng để ủ với phân
chuồng.
Phân supe lân thường phát huy
hiệu quả nhanh, cho nên để tăng
hiệu lực của phân, người ta thường
bón tập trung, bón theo hốc, hoặc
sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ.
Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
Ủ supe lân với phân chuồng
Supe photphat:
Supe photphat đơn:
-chứa 14 - 20% P2O5, hỗn hợp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
-Điều chế:
Quặng photphorit hoặc apatit + Axit sunfuric đặc
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4



* Lưu ý
- Cây đồng hoá Ca(H2PO4)2
- Phần CaSO4 không có ích, làm mặn
đất, cứng đất


Supe photphat đơn
Supe photphat kép:
- chứa 40 - 50% P2O5, thành phần là Ca(H2PO4)2
- Điều chế: 2 giai đoạn
+ Điều chế axit photphoric
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4
+ Cho axit photphoric tác dụng với photphorit hoặc quặng apatit
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3 Ca(H2PO4)2
Supe photphat kép
3.2.2. Phân lân chế biến bằng nhiệt:
Phân lân nung chảy:
15-20% P2O5
Thành phần 30% canxi
12-13% magiê
có khi có kali.
Điều chế: nung apatit hay photphorit với một chất kiềm là SiO2 ở nhiệt độ trên 10000C làm nguội tán thành bột
Đôlômit : CaMg(CO3)2
Chất kiềm thường dùng hay
Olevin : (MgFe2SiO4)
Apatit
SiO2
Phản ứng:
2[3Ca3(PO4)2.CaF2] + 6Na2CO3 + 5SiO2 = 6CO2 + SiF4 +
(2CaO.SiO2) + 6(Na2.2CaO.P2O5)

lân nung chảy
Tính chất:
Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.
Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu
Không hút ẩm, không còn axit tự do, chứa nhiều nguyên tố vi lượng.
Có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất.
Sử dụng:
Phân có thể sử dụng để bón lót.
Phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm. Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu
Không sử dụng tecmô phôtphat để hồ phần rễ mạ

Một số loại phân lân nung chảy
Phân lân nung chảy Ninh Bình
Phân lân nung chảy Tiến Nông
Phân lân nung chảy Lâm Thao
Phân lân nung chảy Văn Điển
Thermo cứt sắt (hay xỉ lò Tomat)
Là dạng phân tận dụng
Khi luyện gang, luyện sắt, lân sẽ tan vào gang ở dạng Fe3P. Fe3P bị oxi hoá thành P2O5, sau đó kết hợp với vôi tôi thành xỉ lò.
2 Fe3P + 6O2 = P2O5 + Fe2O3 + 4FeO

P2O5 + 4CaO = P2O5.4CaO xỉ lò
Có tỉ lệ lân : 5-14% P2O5
Không tan trong nước, tan trong axit xitric 2%.
Thích hợp bón cho đất chua
Có thể trộn với phân chuồng bón cho các loại cây sau:
Cây ăn quả
Thanh long
Vải
Mít
Cây họ đậu
Cây đậu xanh
Cây đậu côve
Cây lạc
Cây lâu năm
Cây cao su
Cây cafe
Cây điều
Một số loại phân lân khác
Lân hạt
Lân silic
Lân hữu cơ
Lân hạ phèn
Lân viên sinh học
Lân PA
Một số nhà máy sản xuất phân lân ở nước ta
Nhà máy Lâm Thao
Nhà máy Văn Điển
Nhà máy Ninh Bình
Nhà máy Tiến Nông
III. PHÂN KALI:
1. Kali trong cây
1.1 Tỉ lệ Kali trong cây
- Khoảng 0,5 – 1% trọng lượng khô
Bảng 1 : Tỉ lệ Kali trong một số loại cây và bộ phận của cây

1.2 Dạng Kali trong cây:
Chỉ có ở dạng ion
Trong cây 80% Kali ở trong dịch tế bào,còn lại bị hấp thụ bởi chất keo của tế bào
1.3 Vai trò của Kali
- Có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp quá trình quang hợp xảy ra bình thường.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài.
Bón Kali tăng tính chống chịu cho lúa
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả, làm cho màu sắc quả đẹp tươi.
Thiếu Kali sự đồng hoá CO2 giảm, kìm hãm sự chuyển hoá chất đồng hoá, tỉ lệ glucozo trong cây tăng lên, saccarozo giảm xuống.
Cây cam
2. Kali trong đất:
Dạng Kali trong đất
Kali trong dung dịch đất
Kali ở dạng bị giữ chặt hay kali hấp thụ trong keo đất
Kali trong các khoáng vật nguyên sinh
Kali trong thành phần những chất hữu cơ
Kali trong đá mẹ
3.1 Phân clorua kali (KCl):
Thành phần: 50 – 60% Kali nguyên chất, ngoài ra còn có muối ăn (NaCl).
Tính chất:
+ Dạng bột hồng như muối ớt, cũng có dạng màu xám đục hoặc xám trắng.

Phân Clorua Kali
+ Dạng tinh thể nhỏ, rất mặn, rất dễ tan trong nước, dễ vón cục.
+ KCl là loại phân chua sinh lý.
3 . Phân loại và cách sử dụng

Cách sử dụng:
+ Dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau.
+ Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, bón thúc lúc sắp ra hoa làm cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.
+ Phải bón xa cây con và hạt giống vì clo có hại cho cây non và sự nảy mầm.
+ Phải bón kết hợp với bón vôi và phân hữu cơ.
+ Rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo, không dùng bón cho thuốc lá, một số loại cây hương liệu, chè, cà phê .. Sẽ làm ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
+ Không nên bón vào đất mặn.
Một số hình ảnh cây trồng sử dụng phân clorua kali:
Cây dừa
Cây chuối
3.2 Phân Kali sunfat (K2SO4):
Thành phần: 45 – 50% Kali nguyên chất, ngoài ra còn có S 18%.
Tính chất:


+ Dạng tinh thể trắng mịn, dễ tan, ít hút ẩm, vị hơi đắng.

+ Kali sunphat là loại phân chua sinh lý.
Cách sử dụng:
+ Thích hợp nhiều loại cây trồng, hiệu quả với cây chè, rau cải, thuốc lá, cà phê và cây có dầu.
+ Bón chung với lân làm tăng độ hòa tan của lân.
+ Bón tập trung gần, tăng khả năng tiếp xúc.
+ Không dùng liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, cần kết hợp bón vôi và phân hữu cơ.
Một số hình ảnh cây trồng sử dụng phân kali sunfat:
Cà phê
Đồi chè
Cây vừng
Một số nhãn hiệu phân kali trên thị trường:
IV. PHÂN TRUNG VÀ VI LƯỢNG:
Đặc điểm chung trong sử dụng:
- Thường được dùng ở các dạng hợp chất hòa tan, cách thông thường nhất là trộn lẫn với phân hóa học bón cho cây trồng ở các vùng phát hiện thấy thiếu chúng.
- Sự quan sát các hiện tượng thiếu cần dựa trên cơ sở phân tích đất và phân tích cây để làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu và lượng bón.
- Các nguyên tố trung và vi lượng bón cho cây với số lượng ít, để phát huy hiệu quả cao nhất thì nên phun lên lá.
- Chỉ nên bón một nguyên tố nào đó khi đã biết chắc chắn thiếu nguyên tố đó.
2. Một số phân trung lượng phổ biến hiện nay.
2.1 Phân magie
Mg là thành phần của chất diệp lục, gắn các khâu trong quá trình chuyển hóa hidrat cacbon, tổng hợp axit nuleic, thúc đẩy hấp thụ và chuyển lân trong cây…
Cách sử dụng:
+ Bón phân chuồng 0,02% Mg0
+ Bón vôi
+ Các loại phân đa lượng.
+ Có thể dùng MgSO4 để phun lên lá.
2.2 Phân Lưu huỳnh.
Là thành phần của axit amin giúp cây tổng hợp và tích lũy chất dầu.
- Thiếu S lá cây chuyển sang màu vàng úa, chồi cây sinh trưởng kém.
Cách sử dụng:
+ Phân chuồng: 0,05%S
+ Trong các loại phân đa lượng.
3. Vai trò của phân vi lượng
Các chất vi dinh dưỡng rất cần thiết để cây phát triển. Chúng là tác nhân hoạt hoá trong các hệ thống enzym.
Phân vi lượng giúp cây ngăn ngừa các hiện tượng xoăn lá, vàng lá, cháy lá, bạc lá, thối trái-củ-quả, rụng lá-hoa-trái, si cây, cây stress, còi cọc, ngộ độc, biến dạng, đen rái, dày vỏ trái, chết nhánh-ngọn-cành, thối mầm-chồi, lem lép hạt lúa, bạc bụng, ... và các hiện tượng khác do thiếu phân vi lượng gây ra trong sản xuất nông nghiệp

Một số phân vi lượng thường gặp
3.1 Một số phân vi lượng phổ biến
3.1.1 Phân B (Boron)
Trong đất hàm lượng B chiếm từ 0,5-10mg/kg
Trong cây hàm lượng B cũng khác nhau, ở cây họ đậu cao hơn các cây hòa thảo.

- Những loại phân được dùng hiện nay:
+ Axit Boric (H3BO3): B = 17,3%




+ Borac (hàn the) (Na2B4O7.10H2O):
B = 11,3%
- Hiệu lực của phân B cao nhất ở điều kiện pH = 5-7. Đất chua cần bón vôi trước khi dùng B.
Cách sử dụng:
+ Có thể bón trực tiếp vào đất từ 0,5-1kg B/ha
+ Phun trên lá hoặc ngâm với hạt giống, nồng độ 0,10-0,02% H3BO3(200-300mg B/ha)

Tinh thể borac
3.1.2 Phân Mo (Molipden)
Trong 1kg đất khô chứa 0,5-2mg Mo. Trong thiên nhiên có nhiều quặng chứa molipden: molipdennit (MoS2), vunfenit (PbMoO4),….
Vai trò:
+ Cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat thành Ammonium trong cây.
+ Tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.
+ Chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây. Biểu hiện chung thiếu Molipden: vàng lá và đình trệ sinh trưởng. có thể gây ra triệu chứng thiếu đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa.
+ Tham gia vào quá trình oxy hóa-khử, trao đổi lân, tổng hợp diệp lục và vitamin trong cây.
- Những loại Mo được dùng hiện nay:
Kho ủ supe lân
Supe lân chứa 0,2% Mo
+ Có thể dùng hỗn hợp (NH4)2MoO4
Cách sử dụng:
+ Supe lân chứa 0,2% Mo bón lót cho cây họ đậu rất tốt

+ Với nồng độ 0,025-0,05% (NH4)2MoO4 để ngâm hạt giống hay phun lên lá cho cây đều có hiệu quả tốt
3.1.3 Phân Cu (đồng)
Trong đất chiếm 1,5-56mg/kg chất khô ở những dạng chủ yếu: Nolahit Cu(OH)2.CuCO3, Caleopirit CuFeS2, đồng sunfua CuS2,...
Vai trò:
+ Tăng cường trao đổi Protêin, tăng lượng nước liên kết trong tế bào, tăng tính chịu hạn, chịu rét và tính chống bệnh của cây.
+ Có vai trò đặc biệt trong quá trình oxy hóa, khử của cây.
- Cách sử dụng:
+ Bón lót vào đất cho các loại cây: lúa, lúa mì, khoai tây,..
+ Phun lên lá hoặc ngâm hạt giống.
- Dạng phân được sử dụng phổ biến hiện nay là CuSO4.5H2O chứa 25,9%
Cây sử dụng phân Cu (đồng):
Lúa
Khoai lang
3.1.4 Phân Mn (mangan)
Trong cây hàm lượng Mn tương đối cao so với các nguyên tố vi lượng khác, ở lá hàm lượng nhiều hơn các bộ phận khác.
Vai trò:
+ Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây.
+ Hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục.
+ Tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt.
+ Tăng cường trao đổi Saccarit, Vitamin C, và có khả năng hút đạm.
Phân Mn thường được sử dụng rộng rãi hiện nay là MnSO4.4H2O với nồng độ 0,025-0,08% để phun lên cây hoặc ngâm hạt giống.
Phun phân lên cây
Ngâm hạt giống
3.1.5 Phân Zn (kẽm)
Trong cây chứa từ 20-240mg/1kg chất khô
Trong đất Zn chứa 14-130mg/kg chất khô
Vai trò:
+ Hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây.
+ Cần thiết cho việc sản xuất ra chất diệp lục và các Hydratcarbon
+ Tham gia vào một số hệ enzim và sự tạo thành kích tố sinh trưởng.
Cách sử dụng:
+ Bón trực tiếp vào đất hoặc pha thành dung dịch để phun.
+ Dung dịch ZnSO4 dùng để phun lên lá cây ăn quả hoặc phun hạt giống ngũ cốc.
Cây mận
Cây đào
Phân được dùng chủ yếu là ZnSO4
3.2 Ngoài các loại phân vi lượng trên còn có:
+ Sắt (Fe): Sắt là chất xúc tác để hình thành nên diệp lục và hoạt động như là một chất mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp.
+ Clo (Cl): Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng, đặc biệt đối với cây cọ dầu và cây dừa, tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước v.v..
+ Coban, vanadi cũng cho hiệu quả tốt..
Phân bón Việt Mỹ
Phân HVP
3.3 Một số loại phân trung và vi lượng
Phân Thuận Phong
Phân Tam Nông
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Tình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)