Bài 11. Phân bón hoá hoc

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tho | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Phân bón hoá hoc thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

kính chào quý thầy cô đến dự giờ thao giảng !
MÔN: HÓA HỌC 9
Thành phần của thực vật
Vai trò của các Nguyên tố
P
C,H,O
K
S
Ca và Mg
Vi lượng
N
Các nguyên tố này có vai trò gì và cây lấy từ đâu?
nguyên tố dinh dưỡng chính
QUÁ TRÌNH QUANG HỢP Ở CÂY XANH
Phân bón thường dùng
Phân bón đơn
Phân bón kép
Phân vi lượng
PHÂN BÓN HÓA HỌC

NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
PHÂN ĐẠM
PHÂN LÂN
PHÂN KALI
PHÂN HỖN HỢP
PHÂN BÓN HÓA HỌC

NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn:
Phân bón đơn: Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính : đạm (N), lân (P),kali (K)
a. Phân đạm
a. Phân đạm
- Một số đạm thường dùng:
+ Urê CO(NH2)2:

+ Amoni nitrat NH4NO3 : 35%N
+ Amoni sunfat (NH4)2SO4: 21%N
Đều tan trong nước
46% N
* Tác dụng của phân đạm:
- Kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
- Làm tăng tỉ lệ protein thực vật
- Cây phát triển nhanh, cho nhiều củ hoặc quả.
+Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,thường được bón sớm lúc cây còn non.
Cần bón đạm nhiều cho cây trồng ở giai đoạn đầu để cây phát triển mở rộng diện tích quang hợp (phát triển thân lá, đẻ nhánh, phân cành tạo tán) là tiền đề để cây cho năng suất cao.
Bón đạm phải căn cứ vào đất đai, lượng mưa hay cây trồng trước (đất có thành phần cơ giới nhẹ phải bón nhiều lần, lượng mưa lớn thì nên giảm đạm bón, cây vụ trước làm giàu đạm cho đất thì vụ sau bón ít đạm…).
Nên bón đạm vào lúc chiều mát, đối với lúa khi bón giữ mực nước nông 5 - 6 cm. Bón đạm sâu vào đất hoặc pha tưới cho cây trồng cạn để tránh mất đạm. Ngoài ra, khi trộn đạm với lân nên dùng ngay tránh chảy nước
PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn:
a. Phân đạm
b. Phân lân
b. Phân lân
+ Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2 , không tan trong nước, tan trong đất chua.
+ Supephotphat: Ca(H2PO4)2 , tan trong nước.
- Tác dụng của phân lân :
+ Làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, củ quả to…
+ Thúc đẩy quá trình sinh hoá ở thời kỳ sinh trưởng của cây.

Bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC

 
+ Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa:cây họ đậu, mía…, dùng khi bón lót.
- Vì lân được SX chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng thành lân (lân supe) nên lân này có PH từ 4 - 4,5(gây chua đất). Trong khi đó lân nung chảy lại có tính kiềm (PH = 8 - 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp.
- Cụ thể là đất chua nên bón lân nung chảy, đất hơi chua hoặc trung tính nên bón supe lân. Là yếu tố chậm phân giải nên phân lân phải bón sớm cho cây (bón lót là chủ yếu).
- Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất supe lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất. * Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt.

Bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG
II. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn:
a. Phân đạm
b. Phân lân
c. Phân kali
_Gồm có:
+Kali clorua: KCl
+ Kali sunfat: K2SO4
Đều dễ tan trong nước.
- Tác dụng của phân kali:
+ Tăng cường sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn.
+ Giúp cho cây hấp thụ nhiều đạm hơn.
+ Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt….Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
- Bón kali cho cây trồng cần tìm hiểu về nhu cầu của cây đối với loại phân này ở từng thời kỳ sinh trưởng. Từng loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu về kali khác nhau…(thời kỳ phát triển sinh dưỡng cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ, quả).
- Mặt khác, nông dân cũng cần biết những loại đất nào giàu kali và ngược lại. Cụ thể là trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha cần bón đủ lượng kali bằng hoặc hơn một chút lượng cây trồng lấy đi. Khi bón nên chia ra bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi. Không nên bón kali lượng lớn một lúc khi mới bắt đầu gieo trồng. Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần có ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng. Sẽ là sai lầm nếu chỉ bón kali thời kỳ cây ở giai đoạn sinh thực. Phân kali đều dùng làm phân lót, đặc biệt cần phải lót phân kali trên đất vụ trước trồng cây lấy củ. Khi bón kali nên trộn đều vào đất.
- Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali. Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác...
 

PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn:
2. Phân bón kép:
Phân bón kép có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng : N,P,K
2. Phân bón kép:
Sản xuất bằng cách:
+ Hỗn hợp các phân bón đơn được trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp với từng loại cây trồng.
Ví dụ: Phân NPK là hỗn hợp của NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl.
+ Tổng hợp bằng phương pháp hóa học : KNO3 (kali và đạm) ,(NH4)2HPO4(đạm và lân)

Bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn:
2. Phân bón kép:
3. Phân bón vi lượng:
Chứa 1 số nguyên tố hóa học: Bo, Kẽm, Mangan,...
mangan
kẽm
Cây cần rất ít, nhưng lại cần thiết cho sự phát triển.
Một số hình ảnh về phân vi sinh
Có những loại phân bón hóa học :
KCl
NH4NO3
NH4Cl
(NH4 )2SO4
Ca3(PO4)2
Ca(H2 PO4 )2
(NH4 )2 HPO4
KNO3
1. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm :
Phân bón đơn
Phân bón kép
2.Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK ?
Một người làm vườn dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.
b/ Thành phần phần trăm của nguyên tố dinh
dưỡng trong phân bón là:…………
N
21%N
a/ Nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón này
là:…………
C?NG C?:
c/ khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho
ruộng rau là:…………
106g
Chọn và điền vào chỗ trống:
Bài 11 : PHÂN BÓN HÓA HỌC
NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG: :
1. Phân bón đơn:
2 . Phân bón kép:
3 . Phân vi lượng:
Về nhà:
-Học bài cũ
-Làm bài tập bài 12
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tho
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)