Bài 11. Đồng bằng Bắc Bộ

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu | Ngày 06/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Đồng bằng Bắc Bộ thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
Các thầy cô giáo về dự giờ
Môn Địa lí - Lớp 4
Giáo viên: LÊ THỊ THU
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Địa hình của Hoàng Liên Sơn có đặc điểm:
a. Núi cao đồ sộ có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
b. Cao, rộng, xếp tầng cao thấp khác nhau.
c. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
Câu 2: Để bảo vệ rừng chúng ta cần:
a. Trồng cây ăn quả.
b. Trồng cây cây công nghiệp lâu năm.
c. Không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng hợp lý và trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
KIỂM TRA BÀI CŨ
a
c
Câu 3: Hãy chỉ trên Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ.
1. Đồng bằng lớn của miền Bắc.
a) Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
Qua kiến thức cũ và sự hiểu biết của em, hãy chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam?
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở miền Bắc nước ta
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ
Dựa vào lược đồ hãy cho biết Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì?
Dựa vào bản đồ em hãy cho biết đồng bằng Bắc Bộ nằm phía nào của nước ta?
1. Đồng bằng lớn của miền Bắc.
a) Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
b) Một số đặc điểm về địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
Yêu cầu: Đọc thông tin phần 1 ( SGK trang 98), quan sát lược đồ hình 1 và ảnh hình 2 (Trang 99) thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp?
Câu 2: Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
Câu 3: Địa hình ( bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ
Hình 2: Cảnh đồng bằng Bắc Bộ
Địa hình (bề mặt) của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển.
1. Đồng bằng lớn của miền Bắc.
- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta, có địa hình khá bằng phẳng.
1. Đồng bằng lớn của miền Bắc.
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
a) Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ
- Các sông của đồng bằng Bắc Bộ: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đáy.
Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ
Kể tên và chỉ trên lược đồ các con sông của đồng bằng Bắc Bộ
t
Sông Hồng
b) Hệ thống đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc bộ
1. Ở đồng bằng bắc bộ mùa nào thường mưa nhiều?
2. Mùa hè, mưa nhiều nước các sông như thế nào?
3. Người dân đồng bằng Bắc đắp đê ven sông để làm gi?
Ở ĐBBB mùa hè thường mưa nhiều.
Nước các sông thường dâng cao gây lụt ở đồng bằng.
Để ngăn chặn lũ lụt.
4. Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
Người dân đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng
Đọc thông tin phần 2 và quan sát tranh 3, 4 để trả lời câu hỏi.
Một đoạn đê sông Hồng
Một đoạn đê sông Hồng
Hình 4: Mương dẫn nước ở đồng bằng Bắc Bộ
1. Đồng bằng lớn của miền Bắc.
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
- Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sông ngòi; ven sông có đê để ngăn lũ
Để bảo vệ đê, người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì?


Ghi nhớ :
Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê để ngăn lũ.
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1) Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của:
A. Sông Cầu, sông Thái Bình.
B. Sông Đáy, sông Hồng.
C. Sông Hồng, sông Thái Bình.
2) Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình:
A. Nhiều vùng cao, thấp xếp tầng.
C. Nhiều đỉnh tròn, sườn thoải .
B. Khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
C
B
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Các thầy cô giáo và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)