Bài 11. Độ cao của âm

Chia sẻ bởi Lê Văn Điệp | Ngày 22/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Độ cao của âm thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
Hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi
Nguồn âm có đặc điểm gì? Cho ví dụ và giải thích? -Nguồn âm có đặc điểm là khi phát ra âm các vật đều dao động. -Ví dụ: Khi đánh trống, gõ vào cái bàn ... mặt trống, mặt bàn đao động phát ra âm. Đặt vấn đề: Hãy chú ý và lắng nghe
Cùng một cây đàn, dây đàn. Nhưng tại sao khi nghe ta lại nghe được lúc âm trầm, âm bổng khác nhau. Chúng ta nghiên cứu bài ngày hôm nay. Bài mới: I- Dao động nhanh, chậm - Tần số
Thí nghiệm 1: Treo con lắc có chiều dài 40cm và 20cm, kéo chúng lệch ra khỏi vị trí đứng yên ban đầu rồi thả cho chúng dao động như hình vẽ. Hoàn thành C1 vào bảng. (Cách xác định 1 dao động là quá trình con lắc di chuyển từ bên phải sang bên trái và trở lại bên phải). Thí nghiệm 1: I/ Dao động nhanh chậm - Tần số
Số dao động trong 1 giây là tần số. Đơn vị tần số là héc(Hz) C2. Từ bảng kết quả TN1, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? Con lắc b có tần số dao động lớn hơn. Nhận xét: Kéo từ thích hợp điền vào chỗ trống đề hoàn thành nhận xét sau
Dang động càng ||nhanh||, tần số giao động càng ||lớn.|| Dao động ||càng chậm,|| tần số giao động ||càng nhỏ. || Thí nghiệm 2: II/Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
TN2: Cố định một đầu thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau (30cm và 20cm) trên mặt hộp gỗ (hình vẽ). Lần lượt bật nhẹ đầu tự do của thước cho chúng dao động. Quan sát dao động và lắng nghe âm phát ra để trả lời câu C3. C3: II/Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
C3. Hãy kéo từ thích hợp thả vào chỗ trống.
Phần tự do của thước dài dao động ||chậm|| âm phát ra ||thấp.|| Phần tự do của thước ngắn dao động ||nhanh|| âm phát ra ||cao.|| Thí nghiệm 3: II/Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
TN3. Một đĩa nhựa được đục lỗ cách đều nhau và gắn vào trục động cơ điện (hình vẽ). Chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên đĩa đang quay trong hai trường hợp: -Đĩa quay chậm. -Đĩa quay nhanh. Hãy lắng nghe âm phát ra và trả lời câu C4. C4: II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
C4. Clik chuột vào dấu chấm để hoàn thành nhận xét sau:
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động ||chậm|| âm phát ra ||thấp.|| Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động ||nhanh|| âm phát ra ||cao.|| Đối với thí nghiệm trên trong thực tế chúng ta có thể dùng xe đạp và quạt điện để làm. Tuy nhiên khi làm chúng ta cần chú ý cẩn thận. Kết luận : II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Kết luận: Từ kết quả thí nghiệm 1,2,3, hãy hoàn thành kết luận sau:
Dao động càng ||nhanh||, tần số dao động càng ||lớn||, âm phát ra càng cao. Dao động càng chậm, tần số dao động càng|| nhỏ||, âm phát ra càng ||thấp||. Vận dụng thực tế: III/Vận dụng-Củng cố
Trường hợp clip1 khi nào thì phát ra âm cao, khi nào phát ra âm thấp? Trường hợp clip2 khi nào thì phát ra âm cao, khi nào phát ra âm thấp? Bài tập củng cố: III/Vận dụng-Củng cố
Vật phát ra âm gọi là gì?
Đơn vị tần số là gì?
Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động.......
Vật dao động có tần số 70Hz sẽ dao động.......... so với vật có tần số 50Hz
Vật dao động có tần số 50Hz phát ra âm ....... so với vật dao động có tần số 70Hz
Thí nghiệm hình 11.3 phải chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa hay gần tâm đĩa để âm phát ra cao?
Chương II là chương âm học chúng ta cần chú ý lắng nghe. Đó là cơ quan nào trên cơ thể chúng ta?
Các bạn trai thường có giọng ............... các bạn gái thường có giọng bổng
Tần số là số dao động trong ........
Âm bổng hay còn gọi là âm...........
5 tuổi đã đọc được nhiều kinh thi, 10 tuổi đã học sử và có trí nhớ tốt. Ông là ai?
Từ chúng ta cần tìm là gì?
Ứng dụng thực tế :
Trong thực tế cuộc sống của chùng ta có nhiều vật, nhiều nhạc cụ phát ra âm cao thấp khác nhau: Đàn Tơrưng, Cồng chiêng, Sáo, các loại khèn, đàn... nhưng giải thích được chúng ta phải nắm vững nội dung bài học hôm nay. Dặn dò: Dặn dò
Cuộc sống của chúng ta với nhiều âm thanh sống động, phong phú với những âm hưởng khác nhau. Âm thanh có cao có thấp, có bổng có trầm... khi đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa. Về nhà: -Học bài. -Đọc phần " Có thể em chưa biết" -Làm bài tập trong sách bài tập. -Xem trước bài mới Bài học kết thúc, chúc các em học tập đạt kết quả cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)