Bài 11. Bếp lửa

Chia sẻ bởi ánh sap | Ngày 09/05/2019 | 246

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TIẾT 56,57: BẾP LỬA
(Bằng Việt)
Chào mừng các thầy cô giảo đến đự tiết hôm nay các e hs thân mếm
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Đọc-hiểu chú thích
1. Đọc.
2.Chú thích
Giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Đọc-hiểu chú thích
a. Tác giả
Dựa vào phần chú thích trong SGK trang 145, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?
Bằng Việt
.Quê ở Thạch Thất – Hà Tây.
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Giọng thơ Bằng Việt trong trẻo, thiết tha. Phù hợp với đề tài kỷ niệm, mơ ước của tuổi trẻ.
Sáng tác chính:
+ Hương cây – Bếp lửa (thơ, in chung với Quang Vũ, 1968), Những gương mặt những khoảng trời (thơ, 1973), Bếp lửa – Khoảng trời (thơ tuyển, 1988)…
I. Đọc hiểu chú thích
a. Tác giả
b. Tác phẩm
Em hãy cho biết bài thơ “Bếp lửa” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh sáng tác: Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963 lúc đó Bằng Việt đang là sinh viên học Luật ở Liên Xô.
“…Những năm đầu theo học
Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh
khủng.Tháng 9 ở bên đó trời se
se lạnh, buổi sáng sương khói
bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa
sổ, trên các vòm cây gợi cảnh
mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi
dậy sớm đi học, tôi hay nghĩ
đến hình ảnh một bếp lửa thân
quen, nhớ tới hình ảnh bà nội
lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi,
luộc củ khoai, củ sắn cho
cả nhà…” Đây cũng chính là
nguồn khơi mạch cảm xúc
cho Bằng Việt viết bài thơ
“Bếp lửa”.
Hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ “Bếp lửa” được triển khai như thế nào?
- Mạch cảm xúc: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Đọc-hiểu chú thích
4. Bố cục
Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Gồm 4 phần
Phần 1: Khổ thơ đầu
→ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.
Phần 2: Khổ thơ 2, 3, 4.
→ Hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Phần 3: Khổ thơ 5
→ Suy nghĩ về bà và cuộc đời bà.
Phần 4: Khổ thơ còn lại
→ Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
II.Đọc-hiểu văn bản
1. Bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
+ Bếp lửa – hình ảnh quen thuộc ở làng quê.
Điệp ngữ: Một bếp lửa-> gần gũi,bình dị.
-Từ láy: - “chờn vờn” miêu tả hình ảnh ngọn lửa mới nhóm như mờ ảo trong màn sương sớm . Đồng thời còn gợi cái mờ mờ của ký ức tuổi thơ theo thời gian.
- “ấp iu” gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn,nâng niu, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà.
Thành ngữ, cách nói ẩn dụ: sự vất vả của cuộc đời bà.
=>Bếp lửa gần gũi thân thương đã in sâu trong tâm trí cháu.nghĩ đến Bếp lửa cháu nhớ bà,thương bà





Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.


Trong kí ức của cháu,hình ảnh nào hiện về đầu tiên? Hình ảnh đó có ý nghĩa ntn ở làng quê?
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu?
Hình ảnh bếp lửa đã tác động gì đến cháu?
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
II.Đọc-hiểu chú thích
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
* Kỉ niệm năm 4 tuổi
Đói mòn, đói mỏi: hình ảnh tả thực, miêu tả rõ nét nhất về nạn đói.
Mùi khói: khói hun nhèm mắt, sống mũi còn cay.
->Tuổi thơ có nhiều nhọc nhằn thiếu thốn, vất vả, gian nan, đói khổ nhưng hạnh phúc vì có bà và có bàn tay bà chăm sóc.




Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Em hãy cho biết trong hồi tưởng của người cháu những kỷ niệm nào về tình bà cháu đã được gợi lại?
Kỉ niệm khi cháu lên 4 tuổi có gì đáng chú ý?
Những hình ảnh đó gợi lại tuổi thơ như thế nào gủa tác giả?
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà
2. Cảm nghĩ về bà và bếp lửa
* Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi 
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương! 
Những thây ma thất thểu đầy đường, 
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!” 
II.Đọc-hiểu chú thích
2.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
* 4 tuổi
* Kỉ niệm 8 năm ròng ở cùng bà
+ Cùng bà nhóm lửa
+Bà kể chuyện cháu nghe.
+Bà bảo cháu làm,chăm cháu học
=> Gợi lên hình ảnh người bà đầy nhọc nhằn với những tâm sự sâu kín.Tiếng tu hú gọi bầy tha thiết cũng như lòng bà mong nhớ con.
HĐ cặp đôi: Trong 8 năm đó cháu đã có những kỉ niệm gì cùng bà?Qua những kỉ niệm đó gợi hình ảnh bà ntn?
=> Bà yêu thương, đùm bọc che chở dạy dỗ và là chỗ dựa tinh thần cho cháu.
âm thanh nào luôn vang vọng trong hồi ức của tác giả? Ân thanh đó có ý nghĩa gì?
-Âm thanh tiếng chim tu hú
→ Tiếng kêu giục giã khắc khoải, da diết, gợi hoài niệm nhớ mong khao khát.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hãy tìm những câu thơ có liên quan đến hình ảnh này?
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Hãy tìm những câu thơ có liên quan đến hình ảnh này?
II.Đọc-hiểu chú thích
2.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
* 4 tuổi
*Kỉ niệm 8 năm ròng ở cùng bà.
*Kỉ niệm những năm chiến tranh
Cụm từ ‘cháy tàn cháy rụi” gợi hình ảnh xóm làng ntn?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi…..
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh…..
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
-Giặc đốt làng
-> bà cháu cũng là nạn nhân của chiến tranh
-Hình ành bà
->Bà vẫn vững lòng trước mọi tai hoạ thử thách, để các con yên tâm công tác
HĐ nhóm bàn:Trong hoàn cảnh ấy bà đã nói gì với cháu? Lời nói đó của bà có ý nghĩa gì?
Qua đó cho thấy bà là người ntn?
->Bà là người hết lòng vì con cháu,hết lòng vì đất nước,là hậu phương vững chắc
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
II.Đọc-hiểu chú thích
2.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
* 4 tuổi
*Kỉ niệm 8 năm ròng ở cùng bà.
*Kỉ niệm những năm chiến tranh
-Giặc đốt làng
-> bà cháu cũng là nạn nhân của chiến tranh
-Hình ành bà
->Bà vẫn vững lòng trước mọi tai hoạ thử thách, để các con yên tâm công tác
Hình ảnh ngọn lửa ở đây có ý nghĩa ntn?
-Hình ảnh ngọn lửa
->Đó là ngọn lửa của sự sống,của tình thương,của niềm tin ở trong bà
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Đọc-hiểu chú thích
II. Đọc-hiểu văn bản
3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
a.Suy ngẫn về bà
Từ việc hồi tưởng lại những kỉ niệm tình bà cháu người cháu đã có suy ngẫm gì về người bài?
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mẫy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.
->Cuộc đời bà quanh năm vất vả,giàu đức hi sinh.
HĐ nhóm bàn: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?ý nghĩa của từ “nhóm”?
-Điệp từ “nhóm”
Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng.
Từ hình ảnh bếp lửa của bà nhà thơ đã thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” Em hiểu như thế nào về điều kỳ lạ và thiêng liêng này?
I. Đọc-hiểu chú thích
II. Đọc-hiểu văn bản
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
*Suy ngẫn về bếp lửa
- “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”
+ Kỳ lạ: Vì không gì có thể dập tắt được bếp lửa. Bếp lửa vẫn cháy lên trong mọi cảnh ngộ.
+ Thiêng liêng: Bếp lửa là nơi ấp ủ và sáng mãi tình bà cháu. Và nhóm bếp lửa nghĩa là nhóm:
 Ấp iu, nồng đượm.
 Niềm yêu thương.
 Nồi xôi gạo.
 Tâm tình tuổi nhỏ.
→ Nhóm niềm vui, sự sống và niềm yêu thương.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Đọc-hiểu chú thích
II. Đọc-hiểu văn bản
4. Niềm thương nhớ của cháu
Theo em ở khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
- Điệp từ: “Trăm”
- Câu hỏi tu từ: “Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Hãy cho biết ý nghĩa của các thủ pháp nghệ thuật đó?
→ Khẳng định thế giới rộng lớn, với những điều mới mẻ.
→ Không thể nào quên được bếp lửa, tình cảm của bà.
Khổ thơ cuối mang ý nghĩa triết lý thầm kín gì?
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Tiết 56 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Tìm hiểu chung
II. Phân tích
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác giả?
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
2. Nội dung
Bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Hãy đọc những câu hỏi sau và khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật người cháu hình ảnh của người bà gắn liền với hình ảnh nào?
Người cháu B. Tiếng chim tu hú
C. Bếp lửa D. Cuộc chiến tranh
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa?
Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho người cháu.
Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ.
Là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu.
Cả A, B, C đều đúng.
Học thuộc bài thơ “Bếp lửa”.
Nắm được:
+ Hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
+ Tình cảm yêu thương, chăm sóc chi chút của bà dành cho cháu.
+ Ý nghĩa triết lý của bài thơ.
- Soạn bài: HDĐT – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ánh sap
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)