Bài 11. Bếp lửa
Chia sẻ bởi Thắng Nguyễn |
Ngày 08/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô giáo
Và các em học sinh
Về dự giờ lớp 9a1
kiểm tra bài cũ
1. Đọc thuộc hai khổ thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận
2. Nêu cảm nghĩ của em về 1 hình ảnh thơ mà em yêu thích nhất.
3. Trắc nghiệm
Nhận xét đúng về nghệ thuật tác phẩm là
A. Bút pháp điệu luyện kết hợp giữa tả thực và ước lệ tượng trưng
B. Ngôn từ điêu luyện, các hình ảnh thơ, phép tu từ độc đáo, sáng tạo có sức gợi tả và gợi cảm
C. Ngôn từ trong sáng bình dị kết hợp những biện pháp tu từ độc đáo
D. Ngôn từ trong sáng, cô đọng lời ít ý nhiều
Đáp án trắc nghiệm : B
Tuần 11- Bài 11,12
Tiết 52: Văn bản - Bếp lửa
( Bằng Việt)
Đọc - chú thích
Tác giả
Đánh dấu X vào ô trống trước những thông tin đúng về tác giả Bằng Việt
Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng
Quê ông ở Thạch Thất Hà Tây
Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Hiện nay ông là chủ Tịch Hội liên hiệp Văn Học nghệ thuật Việt Nam.
Nhà thơ Bằng Việt
2. Hoàn cảnh ra đời
Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang ở nước ngoài
In trong tập "Hương cây - Bếp lửa" chung với Lưu Quang Vũ
3. Đọc
4. Bố cục tác phẩm
Phần 1 : Bếp lửa khơi nguồn cảm hứng
Phần 2 : Bếp lửa và những kỉ niệm tuổi thơ
Phần 3 : Bếp lửa và những suy ngẫm về bà
Phần 4 : Bếp lửa - nỗi nhớ không nguôi trong lòng tác giả
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bếp lửa khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
Bếp lửa chờn vờn
Bếp lửa ấp iu
Điệp từ, các từ láy giàu tính gợi hình gợi cảm
Hình ảnh bếp lửa ăn sâu vào tâm hồn tác giả như một ấn tượng khó phai mờ.
Hình ảnh của bà : Nắng mưa
? Tửứ hỡnh aỷnh thaõn thửụng, aỏm aựp, quen thuoọc cuỷa beỏp lửỷa gụùi ve thụứi thụ aỏu beõn ngửụứi baứ vụựi tuoồi thụ nhieu gian khoồ, thieỏu thoỏn, nhoùc nhaốn
2. Bếp lửa và những kỉ niệm tuổi thơ
Thảo luận :
Tuổi thơ của Bằng Việt có biết bao kỉ niệm, hãy tìm , gọi tên và phân đoạn tương ứng
Kỉ niệm về nạn đói năm 1945
Kỉ niệm về tình bà cháu
Kỉ niệm về tình làng nghĩa xóm
a, Kỉ niệm về nạn đói 1945
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy
ấn tượng sâu đậm về nạn đói khủng khiếp
Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
? Tuổi thơ nghèo khó trở thành một kí ức buồn đau gây xúc động nghẹn ngào.
b, Những kỉ niệm về bà
- Hoàn cảnh của chú bé
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Bà vẫn kể chuyện những ngày ở Huế
Thể hiện sự gắn bó sâu sắc không thể chia rời của nhà thơ và người bà thân yêu. Bà trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu trong hoàn cảnh khốn khó
Nghệ thuật điệp từ và sử dụng những hình ảnh sóng đôi
*Tiếng chim tu hú
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
? Gửi gắm tiếng lòng, khát khao đồng vọng, mong ước được sẻ chia nỗi cô đơn của bà và cháu
? Tạo nên âm điệu buồn tha thiết, lắng sâu cho đoạn thơ
Nhân hoá
3. Những kỉ niệm về tình làng nghĩa xóm
Trong sự tàn phá của chiến tranh
+ Năm giặc đốt
+ Làng cháy tàn cháy rụi
+ Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Tố cáo chiến tranh gây lên biết bao dau thương mấy mát
Biểu hiện của tình làng nghĩa xóm
+ Đỡ đần bà dựnh lại túp lều tranh
Mái nhà đơn sơ nhưng ấm áp tình người
Hình ảnh Người bà
+ Dặn cháu đinh ninh
+ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
?Người bà vững vàng trở thành điểm tự tinh thần, hậu phương lớn cho con cháu.
3. Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa
+Nhóm:- bếp lửa ấp iu nồng đượm.
- niềm yêu thương...
- nồi xôi gạo mới...
- tâm tình tuổi nhỏ.
+ Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!
?Bếp lửa mang đến cho cháu bao tình cảm tốt đẹp, thắp lên những ước mơ và tâm tình một thời thơ ấu
Điệp từ
Câu cảm thán
Có ý kiến cho rằng : Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa, người truyền lửa qua các thế hệ.
ý kiến của em ?
4. Bếp lửa và nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu
? Dù trong hoan cảnh đầy đủ, tiện nghi, được hưởng nhiều niềm vui và ưu ái trong cuộc sống nới xứ người những người cháu vẫn không nguôi nhớ về bà, nhớ về quê hương bằng tấm lòng chân thành nhất
Tổng k?t
1. Nghệ thuật:
Sử dụng từ láy, từ ngữ chọn lọc, gợi tả, đảo ngữ, điệp từ, ẩn dụ
Giọng thơ tha thiết, xúc động bồi hồi
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự với nghị luận.
2. Nội dung:
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng
thành, đoạn thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời bộc lộ lòng biết ơn của người
cháu đối với bà, đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Câu 1: Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ?
A. Bếp lửa là tay bà chăm chút, là tình bà ấm nóng.
B. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà.
C. Bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương.
D.Tất cả đều đúng.
D
Luyện tập
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa được tạo nên từ những điểm nào ?
A. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
B. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà làm điểm tưạ khợi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc về bà và tình bà cháu.
C. Ngôn ngữ mộc mạc, chân thành, giản dị như lời thủ thỉ tâm sự.
D. Cả ba ý trên ®óng
D
Luyện tập
BÀI VỀ NHÀ
- LÀM BÀI TẬP 1 VÀO VỞ.
- HỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ.
- SOẠN BÀI : ÁNH TRĂNG
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em.
Xin kính chúc sức khoẻ và hạnh phúc !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thắng Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)