Bài 11. Bếp lửa

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hậu | Ngày 08/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kieåm tra baøi cuõ:
-Đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4,5 của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"?
-Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài?
Baèng Vieät
I./Giới thiệu tác giả-tác phẩm
Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Bằng Việt?


I./Giới thiệu tác giả-tác phẩm
1./Tác giả

Bằng Việt (1941) - Hà Tây
-Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
2./Tác phẩm
Thơ Bằng Việt trong trẻo,mượt mà,khai thác những kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ nhất là trong nhà trường.
2./Tác phẩm
Sáng tác 1963,in trong tập "Hương cây - Bếp lửa" (1968)
II./Tìm hiểu văn bản
Bài thơ là lời của nhân vật nào?nói về ai và về điều gì?
Là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà.Nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
Bố cục bài thơ có thể được chia làm mấy phần?
Bố cục:4 phần
-Khổ 1:Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
-Khổ 2,3,4,5 hồi tưởng về tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bếp lửa.
-Khổ 6:Suy ngẫm về bà.
-Khổ cuối:Trưởng thành,đi xa người cháu vẫn luôn nhớ về bà.
1./Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chaựu thửụng baứ bieỏt maỏy naộng mửa.
Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của người cháu là hình ảnh gì ?
Bếp lửa chờn vờn sương sớm gợi lên hình ảnh như thế nào?
Trong 3 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-Một bếp lửa
+Chờn vờn sương sớm
+Ấp ui nồng đượm
-Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
=>Từ láy,điệp từ
Từ "chờn vờn", "ấp ui"gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì?

Ấp ui"gợi đến bàn tay khéo léo của bà.Hình ảnh này đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Ẩn dụ
Hình ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí mà mỗi lần nghĩ đến tác giả lại vô cùng xúc động?
Thế nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là gì?
-Ấn tượng sâu đậm nhất là mùi khói.
Tiếng chim tu hú giúp tác giả nhớ lại những gì về bà?
Các em đã được học những bài thơ nào cũng viết về con chim tu hú?
Vậy,tiếng chim tu hú gợi đến cho con người tâm trạng gì?
Tiếng chim như giục giã,như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
Đoạn thơ dẫn trực tiếp một vài lời dặn của bà về cháu cho thấy bà là người như thế nào?Tình cảm của cháu dành cho bà ra sao?
Âm thanh tiếng chim tu hú gợi nhớ đến bà da diết.
=>Cháu rất nhớ thương bà,người bà tần tảo,chịu thương,chịu khó.
2./Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa,lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Vì sao tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không dùng từ "bếp lửa".Vậy ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì?
Ngọn lửa của sức sống,của tấm lòng yêu thương,của niềm tin dai dẳng vào tương lai của cuộc kháng chiến.
Trong khổ thơ thứ 6,tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Điệp từ "nhóm"
Thảo luận:
Điệp từ "nhóm" trong từng câu thơ có những nghĩa chung và riêng như thế nào?
-Điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp,nhóm lửa của bà.
-Điểm riêng:
+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm =>Để sưới ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm.
+ Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi=>Đem đến cho cháu cái ngọt bùi của khoai sắn.
+Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui=>Tình cảm chia ngọt sẻ bùi với làng xóm.
+Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ=>? Nâng bước cháu trên đường dài, yêu bà ? yêu nhân dân.

Em hiểu như thế nào về hình ảnh "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa"?
Bếp lửa giản dị nhưng thật cao qui� và kì diệu.Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn,một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người cháu.
=>Sưởi ấm tình yêu thương vô hạn của bà
Trở về thời hiện tại tác giả muốn nói gì với bà?
Mu?n h?i bà,nhắc bà việc nhóm bếp để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ,không bao giờ quên hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ,gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
Trở về hiện tại tác giả không quên quá khứ,không quên hình ảnh bà.
III./Tổng kết:
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,bài thơ bếp lửa đã gợi lên điều gì?
Em nhận xét như thế nào về nghệ thuật của bài?
Ghi nhớ (SGK/146)
IV./Luyện tập
Củng cố
Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ bếp lửa?Liên hệ với bản thân em?
Về nhà
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Học thuộc phần phân tích và ghi nhớ.
*Soạn:
"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (HDĐT).
+Luyện đọc nhiều ở nhà.
+Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ?
+Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì?
+Em hiểu thế nào về những ước mong,ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hậu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)