Bài 11. Bếp lửa

Chia sẻ bởi Trương Tô Hoài | Ngày 08/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
HƯNG NGUYÊN-NGHỆ AN
BẾP LỬA-NGỮ VĂN -9
Người thực hiện:Lê Thị Phương Minh
Em hãy đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận) và trình bày cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá?
KIỂM TRA BÀI CŨ
TIẾT :56
BẾP LỬA
I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1-Tác giả:
Bằng Việt
(SGK)
BẾP LỬA
BẾP LỬA
2.Tác phẩm
a.Một số tác phẩm chính
Phong cách thơ: trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệmvà mơ ước của tuổi trẻ mà vẫn giàu chất suy tư
BẾP LỬA
BẾP LỬA
b-Bài thơ "Bếp lửa":
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Bài thơ được viết năm 1963, khi Bằng Việt còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước qua hình ảnh bếp lửa và người bà kính yêu.
BẾP LỬA
*Đọc -Tìm hiểu bố cục:
Đọc với giọng xúc động, sâu lắng, chân thành.
Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu đến "niềm tin dai dẳng":Từ hiện tại hoài niệm về quá khứ với hình ảnh bếp lửa và người bà thân yêu.
+ Còn lại: Suy ngẫm về hình tượng bếp lửa và người bà.

BẾP LỬA
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Từ hiện tại hoài niệm về bếp lửa và người bà thân yêu:
- "Một bếp lưả."
- "Một bếp lửa."
=>Điệp ngữ, bếp lửa đã trở thành ấn tượng không phai mờ trong tâm hồn cháu.
+ "Chờn vờn": gợi tả làn sương sớm nhẹ bay quanh bếp lửa, vừa gợi hoài niệm.
+ "A�p iu nồng đượm": ấp ủ, nâng niu - nóng ấm, lắng sâu trong lòng người.
BẾP LỬA
BẾP LỬA
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
* Lên bốn tuổi:
- Quen mùi khói - Đói mòn đói mỏi
- Khói hun nhèm mắt - Khô rạc ngựa gầy
- Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Liệt kê, từ dùng giàu sức biểu cảm=> nhấn mạnh ấn tượng về cái đói, đói cả vạn vật, đến bếp lửa cũng không đủ sức cháy sáng, ấm nóng.
BẾP LỬA
BẾP LỬA
BẾP LỬA
Bà dạy cháu làm
Bà chăm cháu học
* Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
* Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
=> Bà trở thành chỗ dựa tinh thần của cháu và của cả gia đình.
"Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Tu hú ơi. kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?" => Tiếng tu hú hay là đồng vọng tâm hồn người xa xứ , là khúc nhạc lòng gợi hoài niệm xa xăm.
BẾP LỬA
BẾP LỬA
* Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi:
"Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh.
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên"
=>Bà nhận lấy những nhọc nhằn gian khó, lo toan . để con cháu yên tâm công tác (giàu đức hi sinh)
BẾP LỬA
BẾP LỬA
"Ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
=> Ngọn lửa của tình yêu thương, của sự tần tảo, của bản lĩnh vững vàng và cao hơn cả là ngọn lưả của đức hi sinh, của niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
BẾP LỬA
BẾP LỬA
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
BẾP LỬA
* Từ "bếp lửa", tứ thơ chuyển thành "ngọn lửa".
Nếu ngọn lửa của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống thì ngọn lửa thắp lên từ bà là ngọn lửa nhen nhóm sự sống; ngọn lửa gieo ánh sáng tâm hồn, tình cảm.
*Tiểu kết:
- Nghệ thuật: Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình với ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm; các chi tiết thơ chọn lọc .
-Nội dung:
+ Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa : Bà là người "nhóm lửa", là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.
+ Đứa cháu khôn lớn nhưng vẫn không quên ngọn lửa của ba,� tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà .
BẾP LỬA
* Hãy nhận xét về sự thay đổi và phát triển của hình ảnh "bếp lửa"đến "ngọn lửa"?

Củng cố và luyện tập
:
Bài tập về nhà:
Đọc các khổ thơ còn lại và tập cảm nhận những hình ảnh thơ sâu sắc trong bài.


Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Chúc các em hoùc toỏt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Tô Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)