Bài 11. Bếp lửa

Chia sẻ bởi Dương Thị Hảo | Ngày 07/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TIẾT 56
Bếp lửa
BẰNG VIỆT
TIẾT 56
Bếp lửa
TIẾT 56
BẰNG VIỆT
Bếp lửa
TIẾT 56
BẰNG VIỆT
TIẾT 56
Bếp lửa
BẰNG VIỆT
TIẾT 56
Bếp lửa
BẰNG VIỆT
TIẾT 56
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
Sinh năm 1941 – Thạch Thất - Hà Tây
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
Phong cách thơ :trầm lắng suy tư, mượt mà trong sáng.
+ Tác phẩm chính:
Hương cây - Bếp lửa .
Bếp lửa khoảng trời.
Phía nửa mặt trăng chìm.
2. Tác phẩm :
- Sáng tác năm 1963, khi đó tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài.

Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )

. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.

. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.
Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi !chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?


Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi,
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
2. Tác phẩm :
3.Mạch cảm xúc :
Mạch thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
4. Bố cục :
5 khổ thơ đầu : Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
Khổ thứ 6 : Suy ngẫm về cuộc đời bà .
Khổ cuối : Nỗi nhớ của người cháu khi đi xa nhớ về bà.














Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
+ Bếp lửa
-Từ láy “chờn vờn” miêu tả hình ảnh ngọn lửa mới nhóm như mờ ảo trong màn sương sớm -> mang màu sắc cổ tích.
- “ấp iu” gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà.
Cháu thương bà vất vả qua bao mưa nắng
=>Bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ 4 tuổi
Lời thơ giản dị , vừa kể, tả, biểu cảm
Tuổi thơ có nhiều nhọc nhằn thiếu thốn, đói khổ, có mùi khói và bàn tay bà chăm sóc.




Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
+ Bếp lửa
+ 4 tuổi
+8 năm ròng
-Giọng thơ thủ thỉ , tâm tình,ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị .
-Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải và gợi ra tình cảnh vắng vẻ, nhớ
mong của hai bà cháu.
-Bà đã làm thay công việc của người bố, mẹ và người thầy.
=>Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, là sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi !chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?


Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
+ Bếp lửa
+ 4 tuổi
+8 năm ròng
+ Giặc đốt làng :
Hình ảnh bà bình tĩnh vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh.
Bà là biểu tượng cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con cháu.
- Từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng và khái quát .
=> Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi,
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”.

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…






Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
2.Suy ngẫm về bà và bếp lửa.
Điệp từ “ nhóm” mang ý nghĩa biểu tượng
Bà nhóm dậy trong cháu những tâm tình , ước mơ ngay từ tuổi ấu thơ.
Cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm dân tộc mình, nhân dân mình.
=>Bếp lửa là tình bà ấm áp, là hình ảnh luôn gắn bó với bà. Hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc có sự kỳ diệu và thiêng liêng.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
“Bãi cỏ lau già. Bà đứng, dáng liêu xiêu
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều”
Tiết 56 : Bếp lửa ( Bằng Việt )
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
2.Suy ngẫm về bà và bếp lửa.
3. Nỗi nhớ của người cháu khi đi xa nhớ về bà.
Dù ở nơi xa cháu vẫn nhớ về ngọn lửa của bà và tấm lòng của bà.
=>Ngọn lửa trở thành kỷ niệm ấm lòng, niềm tin kỳ diệu nâng bước người cháu.
III. Tổng kết ( sgk)
Nghệ thuật : Có sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà. Có nhiều BPTT hay
Nội dung: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về bà và tình bà cháu. Thể hiện lòng kình yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Mưòi năm rồi, bà ạ
Cháu chẳng có gì hơn
trong phút tiễn đưa bà”
( Đôi dòng tiễn đưa bà nội-1974 )
Luyện tập
Em có cảm nghĩ gì về nhan đề bài thơ “ Bếp lửa”
Có người cho rằng : hình ảnh bà trong bài thơ là hình ảnh của người nhóm lửa và giữ lửa ? Em có suy nghĩ gì về nhận xét ấy?
VỀ NHÀ
Học kỹ nội dung bài thơ
Viết lời bình khổ thơ em thích nhất.
Soạn bài “ Ánh trăng”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)