Bài 11. Bếp lửa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hạnh | Ngày 07/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Bếp lửa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Hội giảng chào mừng ngày 20 -11- 2011
Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh
Trường: THCS Tân Việt
Trong chương trình ngữ văn THCS em đã được học bài thơ nào có hai hình ảnh trên ? Của tác giả nào ? Nội dung của bài thơ ?
Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh
Viết về tình cảm bà, cháu
Em hãy đọc những câu thơ có hai hình ảnh trên ?
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tay bà khum soi trứng
Giành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Kiểm tra bài cũ
Phòng GD - ĐT Bình Giang
Trường THCS Tân Việt
Bằng Việt
Tiết 56: Bếp lửa
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Tên thật Nguyễn Việt Bằng - sinh 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Nội (Hà Tây cũ).
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà nội.
Chân dung nhà thơ Bằng Việt
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
- Những tác phẩm chính của Bằng Việt
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1. Tác giả.
- Tên thật Nguyễn Việt Bằng - sinh 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Nội (Hà Tây cũ).
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà nội.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên năm thứ 2 học tại Liên xô.
Bài thơ trích trong tập " Hương cây - Bếp lửa", in chung với Lưu Quang Vũ ( 1968 ).
" Tôi viết bài thơ Bếp lửa năm 1963, lúc đang học năm thứ 2 Đại học tổng hợp Quốc gia Kiev( Ukrai na). Mùa đông nước Nga rất lạnh, phải đốt lò để sưởi. Ngồi sưởi lửa, tôi bỗng nhớ đến " Bếp lửa" quê nhà, nhớ bà tôi, nhớ người nhóm bếp. Xa bà, xa gia đình khi đã trưởng thành tức là có độ lùi xa để nhớ và suy ngẫm những giá trị tinh thần nên bài thơ viết rất nhanh. Viết "Bếp lửa, tôi chỉ muốn giãi bày tâm trạng thật của lòng mình"
Bà nội tôi là một phụ nữ nông dân chân chất, bình dị. Với tôi, bà là hiện thân của sự cần cù, nhẫn nại và đức hy sinh
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc - tìm hiểu chung.
1. Đọc - chú thích.
- ấp iu: Sự kết hợp của hai từ: ấp ủ và nâng niu.
- Đinh ninh: Là nhắc đi, nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc.
- Chiến khu: Là căn cứ địa cách mạng hay lực lượng kháng chiến.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc- tìm hiểu chung.
1. Đọc - chú thích.
2. Thể loại - bố cục - mạch cảm xúc:
* Thể loại: Thơ tám chữ:
- Một câu có tám chữ.
- Cả bài có bẩy khổ.
- Vần: Chân - liền: (Khói - mỏi, xa - bà, Huế - thế - về, bà - xa, rụi - cụi.)
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
* Mạch cảm xúc của bài thơ:
---> Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến kỉ niệm, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
---> Cảm xúc chủ đạo: Tình bà cháu, nỗi nhớ, lòng kính yêu vô hạn của người cháu với bà, gắn với tình yêu quê hương đất nước.
Có thể chia làm bốn phần :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhoèn mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ, sống mũi còn cay!

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa, nghĩ th­ơng bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẳn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Hình ảnh bếp lửa khơi. nguồn cho dòng hồi tưởng
Hình ảnh người bà và những kỉ niệm về tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả
Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Nổi nhớ bà của nhà thơ
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy năng mưa.
- Bếp lửa: Hình ảnh quen ở làng quê Việt Nam -->Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm, ngọn lửa rung rinh hắt ánh sáng khi mờ, khi toả trên vách, trên liếp.
Chờn vờn: Từ láy gợi hình
Ngọn lửa bập bùng, lay động
Gợi cái mờ nhoà của kí ức rất xa
- ấp iu: Từ sáng tạo
Gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà.
Gợi đến công việc nhóm lửa cụ thể.
- Biết mấy nắng mưa: H/a ẩn dụ
Cuộc đời vất vả lo toan, âm thầm, lặng lẽ của bà.
- Bếp lửa gợi nỗi nhớ, tình thương với bà của người cháu và sự lo toan, vất vả của bà.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- Bếp lửa gợi nỗi nhớ, tình thương với bà của người cháu và sự lo toan, vất vả của bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
- HS thảo luận nhóm theo bàn:
? Nhớ về bà, người cháu đã hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Vậy, đó là những kỉ niệm gì và những kỉ niệm đó được thể hiện ở những khổ thơ nào?
- Những kỉ niệm tuổi ấu thơ sống bên bà khi lên bốn tuổi (khổ 2).
- Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi niên thiếu "tám năm ròng"gắn với hình ảnh bếp lửa (khổ 3).
- Hình ảnh Bà trong những năm tháng gian khó của chiến tranh. (khổ 4).
- Hình ảnh Bà gắn với hình ảnh Ngọn lửa (khổ 5).
a. Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2):
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- Bếp lửa gợi nỗi nhớ, tình thương với bà của người cháu và sự lo toan, vất vả của bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a. Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2):
- Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi: + Quen mùi khói. + Năm đói mòn đói mỏi. + Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy. + Khói hun nhoèn mắt. + Sống mũi còn cay.
- Thành ngữ
- Hình ảnh chọn lọc, chân thực,giầu sức gợi hình
- Trận đói khủng khiếp năm 1945.
- Cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ thiếu thốn nhọc nhằn.
- Kỉ niệm tuổi ấu thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- Bếp lửa gợi nỗi nhớ, tình thương với bà của người cháu và sự lo toan, vất vả của bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
- Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi: + Quen mùi khói. + Năm đói mòn đói mỏi. + Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy. + Khói hun nhèm mắt. + Sống mũi còn cay.
- Trận đói khủng khiếp năm 1945.
- Cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ thiếu thốn nhọc nhằn.
- Kỉ niệm tuổi ấu thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
- Hình ảnh chi tiết còn ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả đến giờ nghĩ lại vẫn còn xúc động:
- ấn tượng không thể nào quên là ấn tượng về cái đói. - ấn tượng sâu đậm nhất là ấn tượng về mùi khói: Khói hun nhoèn mắt, mũi còn cay.
+ Còn cay là còn nguyên xúc động ---> Kỉ niệm trở thành ấn tượng ám ảnh suốt cuộc đời.
+ Mùi khói, khói hun
Miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ.
Tình cảm tha thiết, bâng khuâng, nhớ thương ngậm ngùi.
+ Hình ảnh: ngọn khói, mùi khói gợi tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương ngậm ngùi của người cháu.


Củng cố:
Đọc lại 2 khổ đầu bài thơ.
? Tại sao nói: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà?
? Nhắc lại những kỉ niệm năm bốn tuổi của tác giả khi ở cùng bà?
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- Bếp lửa gợi nỗi nhớ, tình thương với bà của người cháu và sự lo toan, vất vả của bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
- Kỉ niệm tuổi ấu thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
+ Hình ảnh: ngọn khói, mùi khói gợi tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương ngậm ngùi của người cháu.
Học thuộc bài thơ.
Nắm chắc nội dung phần đã học.
- Chuẩn bị tiếp các đoạn còn lại.
Hướng dẫn về nhà:
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
b. Kỉ niệm tuổi thiếu niên, tám năm cháu ở cùng bà
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa, nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!
Cháu cùng bà nhóm lửa
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
- Liệt kê + các cụm động từ
-->Bà với tấm lòng đôn hậu, giầu tình yêu thương, tần tảo, bao bọc, cưu mang, dạy dỗ cháu.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
b. Kỉ niệm tuổi thiếu niên, tám năm cháu ở cùng bà
- Liệt kê + các cụm động từ
-->Bà với tấm lòng đôn hậu, giầu tình yêu thương, tần tảo, bao bọc, cưu mang, dạy dỗ cháu.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa, nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!
- Tiếng tu hú kêu: Lặp lại 4 lần.
+ Lúc mơ hồ, văng vẳng "trên cánh đồng xa" + Lúc gần gũi, dục dã nghe sao mà tha thiết. + Lúc gióng giả, dồn dập như gọi mời. + Lúc rời rạc, khắc khoả, kêu hoà kêu mãi.
--> Khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm mong nhớ.
- Tiếng tu hú kêu là âm thanh tha thiết gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ thương bà tha thiết.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
b. Kỉ niệm tuổi thiếu niên, tám năm cháu ở cùng bà (Khổ 3).
- Liệt kê + các cụm động từ
-->Bà với tấm lòng đôn hậu, giầu tình yêu thương, tần tảo, bao bọc, cưu mang, dạy dỗ cháu.
- Tiếng tu hú kêu là âm thanh tha thiết gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ thương bà tha thiết.
* Khổ 4. Hình ảnh bà trong những năm kháng chiến khó khăn:
c. Hình ảnh bà trong những năm kháng chiến khó khăn (Khổ 4).
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
" Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
- Lời dẫn trực tiếp: --> Hình dung cụ thể giọng nói, tiếng cười, tình cảm, suy nghĩ. --> Phẩm chất của người phụ nữ việt Nam: Giầu lòng yêu nước, đức hy sinh, kiên trì nhóm lửa và giữ lửa.
- Bà là người giầu ý chí, nghị lực và niềm tin, vững vàng vượt qua khó khăn.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
b. Kỉ niệm tuổi thiếu niên, tám năm cháu ở cùng bà (Khổ 3).
- Liệt kê + các cụm động từ
->Bà với tấm lòng đôn hậu, giầu tình yêu thương, tần tảo, bao bọc, cưu mang, dạy dỗ cháu.
- Tiếng tu hú kêu là âm thanh tha thiết gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ thương bà tha thiết.
Khổ 4. H/a bà trong những năm kháng chiến khó khăn:
c. Hình ảnh bà trong những năm kháng chiến khó khăn (Khổ 4).
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
" Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
- Bà là người giầu ý chí, nghị lực và niềm tin, vững vàng vượt qua khó khăn.
? Từ khổ thơ này, giúp em hiểu gì về tội ác của kẻ thù và vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam trong chiến tranh?
Tội ác tày trời cuả thực dân Pháp xâm lược: + Không chỉ cướp của, giết người. + Đốt phá làng mạc đến "cháy tàn cháy rụi". --> Tội ác huỷ diệt sự sống.
Hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh càng tôn vinh vẻ đẹp tinh thần sáng ngời của con người Việt Nam:
+ Tinh thần đoàn kết xóm làng.
+ Là ý chí nghị lực và niềm tin bền vững của những người bà, người mẹ ở hậu phương hướng ra tiền tuyến. + Là tình bà cháu gắn bó hoà quyệt trong tình yêu quê hương, đất nước.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
a Kỉ niệm thời thơ ấu, năm bốn tuổi (Khổ 2).
b. Kỉ niệm tuổi thiếu niên, tám năm cháu ở cùng bà (Khổ 3).
- Liệt kê + các cụm động từ
->Bà với tấm lòng đôn hậu, giầu tình yêu thương, tần tảo, bao bọc, cưu mang, dạy dỗ cháu.
- Tiếng tu hú kêu là âm thanh tha thiết gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ thương bà tha thiết.
c. Hình ảnh bà trong những năm kháng chiến khó khăn (Khổ 4).
- Bà là người giầu ý chí, nghị lực và niềm tin, vững vàng vượt qua khó khăn.
d. Hình ảnh Bà gắn với hình ảnh Ngọn lửa (khổ 5).
* Đọc khổ 5 và cho biết: Từ hình ảnh Bếp lửa ở khổ đầu, đoạn cuối của dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà với hình ảnh ngọn lửa "Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng".
? Vậy, hình ảnh "ngọn lửa" có ý nghĩa gì.
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tĩnh tại, khách quan --> Ngọn lửa trừu tượng chủ quan, ý tứ sâu xa: --> Ngọn lửa trường tồn bất diệt của tình bà cháu gắn với tinh yêu nước, tin tưởng vào kháng chiến. --> Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa - ngọn lửa của niềm tin ấm nóng, toả sáng.
- Ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, bền chặt vào cuộc kháng chiến.
3. Những suy ngẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
vẫn giữ thói quen dậy sớm
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
3. Những suy ngẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Lận đận;
nắng mưa
Từ láy + ẩn dụ
Cuộc đời gian lao, vất vả
Mấy chục năm;
tận bây giờ
Diễn tả thời gian dài
- Bà là người tần tảo, giầu đức hi sinh chăm lo cho mọi người.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
c. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Từ láy + Hoán dụ
Cuộc đời gian lao, vất vả
Diễn tả thời gian dài
? Điệp từ "Nhóm" được lặp lại trong các câu thơ này có ý nghĩa giống và khác nhau như thế nào.
* Điệp từ nhóm được lặp lại 4 lần:
- Giống nhau: Nhóm có đặc điểm chung là gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa.
- Khác nhau:
+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm bếp để sưởi ấm cho cháu khỏi cái giá lạnh...
+ Nhóm - Yêu thương khoai sắn Luộc khoai sắn cho cháu ăn đỡ đói.
+ Nhóm - Xôi gạo mới --> Khơi dậy tình đoàn kết xóm làng, chia ngọt, sẻ bùi
Sự ngọt bùi của khoai sắn, của tình yêu thương.
+ Nhóm - Tâm tình tuổi nhỏ --> Thắp sánh những hoài bão, ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
3. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
- Bà là người tần tảo, giầu đức hi sinh chăm lo cho mọi người.
- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa (ngọn lửa của sự sống, niềm tin và tình tình yêu thương).
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
c. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
? Vì sao tác giả lại đi tới lời ca ngợi: "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! ".
- Bếp lửa là hình ảnh Giản dị, bình thường và phổ biến trong mỗi gia đình Việt Nam. - Bếp lửa lại cao quý, thiêng liêng, kì diệu, vì: + Nó gắn với hình ảnh người bà - người phụ nữ với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn lại, giầu tình yêu thương. + Bếp lửa là tình cảm ấm nóng, là bàn tay chăm chút của bà với cháu. + Bếp lửa gắn với quãng đời gian khổ của bà, hàng ngày bà nhóm lửa là nhóm lên tình yêu thương, niềm tin và khát vọng của tuổi trẻ. --->Bếp lửa trở thành một mảng tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
3. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
- Bà là người tần tảo, giầu đức hi sinh chăm lo cho mọi người.
- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa (ngọn lửa của sự sống, niềm tin và tình tình yêu thương).
-->Bếp lửa trở thành một mảng tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
4. Nỗi nhớ bà của nhà thơ.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

? Trở về hiện tại, nhà thơ muốn nói gì với bà?
- Trở về hiện tại, nhà thơ lại muốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp để nói lên: mặc dù có nhiều thay đổi nhưng cháu không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấy gian nan nghèo khổ mà ấm áp nghĩa tình.
? Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh bếp lửa. Vậy câu kết bài thơ có ý nghĩa gì?
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh bếp lửa. Như vậy hình ảnh trung tâm mở đầu, khơi nguồn mạch cảm xúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy.
- Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng cháu không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấy gian nan nghèo khổ mà ấm áp nghĩa tình.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
3. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
4. Nỗi nhớ bà của nhà thơ.
IV. Tổng kết.
Nội dung.
Nhệ thuật
*Ghi nhớ: SGK


Củng cố:
? Hình ảnh người bà được khắc hoạ gắn liền với bếp lửa. Trong suốt bài thơ, hình ảnh bếp được lặp đi lặp lại mấy lần ? Ý nghĩa của sự lặp lại đó?
Hình ảnh bếp lửa được lặp đi lặp lại 10 lần có ý nghĩa biểu tượng cho sự tần tảo, đức hi sinh, niềm tin, sức sống và lòng yêu thương cháu của bà.
? Bài thơ Bếp lửa, sâu hơn ý nghĩa nói về bà, về tình bà cháu, còn có ý nghĩa gì?
Bài thơ còn có ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình yêu thương gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là khởi đầu của tình người, tình yêu đất nước.
Tiết 56 - Văn bản: Bếp lửa
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm..
II. Đọc - Tìm hiểu chung.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
3. Những suy nghẫm và cảm nhận của người cháu về bà.
4. Nỗi nhớ bà của nhà thơ.
IV. Tổng kết.
Nội dung.
Nhệ thuật
*Ghi nhớ: SGK
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài thơ.
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
- Soạn bài: ánh trăng - Nguyễn Duy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)